07:14 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát huy quyền sử dụng đất nông nghiệp nâng cao kinh tế

Thứ năm - 24/10/2019 23:07
Việt Nam là một trong những quốc gia có mức bình quân ruộng đất theo đầu người thấp nhất thế giới. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở Việt Nam là 0,25 ha, trong khi đó trên thế giới là 0,52 ha và trong khu vực là 0,36 ha.
 

Thông tin này được  Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra tại Diễn đàn Nông nghiệp mùa thu 2019 do Liên minh Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức ngày 24/10.

Theo đó, nền nông nghiệp Việt Nam được phát triển chủ yếu dựa vào khoảng 10 triệu hộ nông dân cá thể với trên 76 triệu thửa và mảnh ruộng nhỏ lẻ, phân tán. Hiện nay các DN lớn đang có xu hướng đầu tư vốn vào nông nghiệp bằng cách chuyển một phần vốn từ kinh doanh công nghiệp, bất động sản, dịch vụ sang nông nghiệp. Các DN này phải mua hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất của các nông hộ nhỏ lẻ. Vì vậy, trong thời gian qua, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp đã phát triển nhanh với tỉ lệ diện tích đất nông nghiệp được thuê, mua ngày càng tăng. 

Đặc biệt, kể từ khi Luật Đất đai có hiệu lực từ năm 2013 đã khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, DN thực hiện dồn điền đổi thửa, nhận chuyển nhượng hoặc thuê lại quyền sử dụng đất để phát triển trang trại; hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn, tạo ra chuyển biến lớn trong việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, tập trung sản xuất quy mô hàng hóa lớn. 

Thu hút DN đầu tư công nghệ sẽ tăng giá trịt sử dụng đất nông nghiệp - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Tuy nhiên, diễn đàn đã chỉ ra nhiều rào cản chính sách trong tích tụ đất nông nghiệp. Cụ thể là hạn mức nhận chuyển nhượng sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, không quá 10 lần hạn mức được giao; DN trong nước không được giao đất có thu tiền sử dụng đất nông nghiệp mà chỉ được thuê đất để đầu tư sản xuất nông nghiệp; DN nước ngoài không được phép nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Đặc biệt là quyền tài sản đối với đất nông nghiệp chưa được đảm bảo như các loại đất khác (do chưa có sở hữu). Trong khi đó, chưa có quy định rõ vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ DN thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp quy mô lớn. 

Với chủ đề “Chính sách đất đai và sự phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, tại diễn đàn, đã có nhiều khuyến nghị thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp gắn với sản xuất quy mô hàng hóa lớn.

Nhiều ý kiến của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông thôn và các chuyên gia đề xuất, cần bỏ hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp và hạn mức nhận chuyển nhượng hiện nay làm mức khởi điểm để đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp theo kiểu lũy tiến; quy định rõ và giám sát chặt chẽ diện tích tối thiểu để tránh tách thửa, làm manh mún nhỏ lẻ.

Mặt khác, cần xây dựng chính sách hỗ trợ các cá nhân đăng ký làm trang trại, gia trại song song với việc khuyến khích DN đầu tư vào các khu/cụm/công viên/trung tâm công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp thông qua việc thuê đất. Đồng thời, tiến tới xây dựng các trung tâm hỗ trợ chuyển nhượng, chuyển giao đất nông nghiệp để tạo thuận lợi cho quá trình tích tụ đất nông nghiệp theo nhiều hình thức, bao gồm cả chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn và hợp tác kinh doanh. Có như vậy mới xây dựng được thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn cũng như phát huy quyền tài sản đối với đất nông nghiệp, định hướng độc lập theo hướng giá trị tài sản đất và bất động sản gắn liền với quy hoạch vùng.

Ông Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II tại TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, muốn khắc phục những vấn đề đã nảy sinh và đang tồn tại của các chính sách hiện hành, nhằm thúc đẩy tiến trình phát triển nông nghiệp sang một giai đoạn mới cao hơn, cần phải dựa trên những tư duy kinh tế mới, với những khái niệm về thuật ngữ chính xác để có tư duy đúng đắn. Từ đó chúng ta mới có cơ sở khoa học để đánh giá, phát hiện vấn đề và nguyên nhân để tìm ra giải pháp khắc phục.

Theo ông Vũ Trọng Khải, đối với hình thức trang trại nhà nước, hay thường gọi là nông, lâm trường quốc doanh thì hình thức khoán hộ là phù hợp. Đây thực chất là tái lập trang trại gia đình trong lòng doanh nghiệp, phát huy được ưu thế của trang trại gia đình trong các khâu sản xuất mang tính sinh học và ưu thế của doanh nghiệp trong khâu dịch vụ đầu vào-đầu ra của kinh doanh nông nghiệp, vừa khắc phục được nhược điểm của trang trại gia đình có quy mô nhỏ và của doanh nghiệp có quy mô lớn, xóa bỏ được cấp quản lý trung gian.

Theo Đỗ Hương/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 387

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 386


Hôm nayHôm nay : 55878

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1508645

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74555616