07:25 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển giống nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu ĐBSCL

Thứ sáu - 14/06/2019 04:12
Phát triển giống nông nghiệp được xác định là giải pháp đột phá thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo định hướng của Bộ NN&PTNT, đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.
 
Thủy sản giữ vai trò chủ lực trong sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL

Thủy sản chủ lực

Nuôi tôm và cá tra khu vực ĐBSCL được định hướng phát triển thành ngành công nghiệp sản xuất thủy sản lớn, bền vững, hướng mạnh ra xuất khẩu. Công tác nghiên cứu, phát triển và sản xuất giống đã được đẩy mạnh tăng cường, đảm bảo cung ứng đủ và chất lượng, hiệu quả đối với tổng diện tích nuôi trồng thủy sản chủ lực khoảng 1 triệu ha đến năm 2030.

Đối với cá tra, hiện nay toàn vùng hiện có 230 cơ sở sản xuất cá tra giống, khoảng 4.000 hộ ương cá giống với diện tích khoảng 3.500 ha, tập trung chủ yếu tại Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, cơ bản đảm bảo đủ giống cho khoảng 5.200 ha diện tích nuôi cá tra, sản lượng nuôi hàng năm khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, theo dự báo đến năm 2025, nhu cầu cá tra giống chất lượng cao (tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, kháng bệnh) cần khoảng 2,5-3,0 tỷ con; do vậy, công suất hiện tại mới chỉ đáp ứng khoảng 40 - 45% nhu cầu.

Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ cùng với các địa phương đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng đầu mối vùng sản xuất giống cá Tra tập trung tại 2 tỉnh An Giang (350 ha) và Đồng Tháp (420 ha) theo hướng đồng bộ, khép kín, ứng dụng công nghệ cao phục vụ ương giống cá tra từ cá bột lên cá giống, cung cấp cho người nuôi vùng ĐBSCL, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp có năng lực đầu tư vào tất cả các khâu trong chuỗi liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp.

Bên cạnh cá tra, tôm nước lợ cũng được xác định là một trong những thủy sản chủ lực của vùng. Hiện, diện tích nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL khoảng 669 ngàn ha (chiếm 92,9% diện tích cả nước). Toàn vùng có 1.278 cơ sở sản xuất tôm giống, đáp ứng được 48,3% nhu cầu thả nuôi, số giống còn thiếu được cung cấp từ các tỉnh Nam Trung Bộ.

Khó khăn lớn nhất hiện nay là Việt Nam chưa chủ động hoàn toàn về chọn tạo và sản xuất tôm bố mẹ (tôm thẻ chân trắng và tôm sú). Để có thể cung cấp giống tôm sú bố mẹ cho các cơ sở sản xuất giống tôm sú, trong thời gian tới, Bộ NN& PTNT tăng cường nguồn lực đầu tư cho các Viện nghiên cứu thủy sản, doanh nghiệp (Tập đoàn Việt Úc, Công ty Moana…) tiếp tục chọn tạo, mở rộng quy mô và sản xuất đủ tôm sú bố mẹ chất lượng cao (tăng trưởng nhanh, có khả năng chống chịu một số loại dịch bệnh nguy hiểm) phục vụ cho sản xuất giống nuôi thương phẩm.

Bộ NN&PTNT cho biết, để cung cấp và kiểm soát được chất lượng tôm giống cũng như tôm bố mẹ, trong thời gian tới, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện 2 nhóm nhiệm vụ sau: Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm thẻ chân trắng bố mẹ từ nước ngoài vào Việt Nam, nhằm hạn chế tối đa việc lây lan mầm bệnh từ bên ngoài. Tiếp tục các chương trình chọn giống hiện nay đối với tôm sú và tôm thẻ, để có các thế hệ bố mẹ có chất lượng cao trong những năm tới.

Cùng với đó tập trung, tăng cường nguồn lực đầu tư cho các Viện, doanh nghiệp có năng lực thực hiện nghiên cứu, chọn tạo giống tôm tăng trưởng nhanh, sạch một số bệnh nguy hiểm, tiến tới kháng bệnh để chủ động cung cấp cho vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh.

 

Hầu hết các tỉnh vùng ĐBSCL đang thay thế giống lúa kém chất lượng bằng giống lúa chất lượng cao

Phát triển cây ăn quả và các cây chịu mặn

Để tiếp tục khai thác thế mạnh phát triển cây ăn quả của vùng với kế hoạch mở rộng diện tích tập trung thêm khoảng 200 nghìn ha, đưa tổng diện tích trái cây lên khoảng 680 nghìn ha, Bộ NN&PTNT đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác phát triển giống cây ăn quả đảm bảo làm chủ nguồn giống các cây chủ lực,  nhất là giống chịu mặn. Cụ thể: sản xuất những tổ hợp gốc ghép cam, gốc ghép bưởi chống chịu mặn ở nồng độ 6‰ - 8‰, dòng/giống chôm chôm, dòng/giống sầu riêng làm gốc ghép chịu mặn….

Cùng với đó, Bộ đã xây dựng được quy trình rải vụ cho 5 loại cây ăn quả chủ lực (thanh long, nhãn, chôm chôm, sầu riêng và xoài); chọn tạo được các tổ hợp giống và quy trình kỹ thuật thâm canh cho chuối, xoài, sầu riêng và nhãn; bảo tồn, phục tráng, khai thác và phát triển các giống cây ăn quả, đặc hữu, có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao.

Dùng giống lúa được xác nhận hoàn toàn

Theo Bộ NN&PTNT, hầu hết các tỉnh vùng ĐBSCL đang thay thế giống lúa kém chất lượng bằng giống lúa chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu, bệnh và cho năng suất cao, góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho người sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại chưa có giống lúa chịu được độ mặn trên 5‰ mà vẫn đảm bảo có hiệu quả kinh tế. Với mức độ xâm nhập mặn như hiện nay, việc chỉ sử dụng giống lúa chịu mặn là chưa đủ mà cần kết hợp với bố trí thời vụ để né mặn đỉnh cao giai đoạn trổ bông.

Bộ NN&PTNT định hướng đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng giống xác nhận toàn vùng ĐBSCL đạt trên 75%, năm 2025 đạt 90% và năm 2030 đạt 100%. Đến năm 2030, tại vùng ĐBSCL, diện tích canh tác lúa dự kiến giảm 220 - 300 ngàn ha, cùng với giảm diện tích lúa 3 vụ, chuyển đổi mạnh sang lúa 1, 2 vụ hoặc luân canh với cây màu/thủy sản. Tăng các nhóm giống lúa chất lượng cao, chống chịu tốt hơn với hạn mặn. 

Bộ NN&PTNT tập trung vào 2 nhóm giải pháp  là nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu, bệnh và điều kiện bất thuận phục vụ nội tiêu và xuất khẩu; xây dựng được quy trình canh tác lúa tiên tiến phù hợp theo GAP, nâng cao giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính, đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

Đỗ Hương/chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 351


Hôm nayHôm nay : 56716

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1509483

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74556454