1. Phòng dịch là gì?
Phòng dịch chia ra làm 3 điểm lớn sau đây.
a. Cách ly phòng dịch với bên ngoài:
Phòng dịch sao cho bệnh từ bên ngoài không xâm nhập vào được, được chia thành 4 điểm chủ yếu sau đây.
* Hàng rào phòng dịch: ngăn chặn chó, mèo và các sinh vật sống hoang dã.
* Gắn biển cấm vào.
* Quy tắc khi người vào trại:
- Tắm rửa sát trùng chân tay mới được vào
- Mặc áo phòng dịch và mang ủng của trại
* Nhập cám, thuốc, vật liệu:
* Sát khuẩn bằng tia cực tím, xông khói rồi mới nhập vào
* Sát trùng xe:
- Lái xe và những người đi theo phải sát trùng
- Sát trùng xe theo quy trình.
b. Phòng dịch bên trong:
Nhằm giảm tác nhân gây bệnh và khả năng lây nhiễm trong trại
Tiêu độc vệ sinh trong trại:
Theo trình tự dọn dẹp => vệ sinh => làm khô => tiêu độc => nhập heo.
Nếu chỉ vệ sinh, làm khô thì sẽ đạt được 90% hiệu quả.
Ngăn chặn tác nhân gây bệnh:
- Diệt vi khuẩn, virus, nấm mốc, côn trùng
- Tiêu độc trên heo: trực tiếp sát trùng trên heo
- Sát trùng định kỳ: Hiệu quả điều chỉnh sát trùng vào mùa đông
- Hiệu quả giảm thân nhiệt vào mùa hè
- Mùa hè (2-3 lần/tuần), mùa đông (1-2 lần/tuần)
c. Phòng dịch cho heo nhập:
- Chúng ta phải phòng dịch cho hậu bị và nhập nái từ bên ngoài để thay đàn.
- Mục đích là cách ly ngăn chặn dịch bệnh của heo từ bên ngoài chuyển vào.
Bảng 1: Phương pháp quản lý đàn heo nhập trong thời gian cách ly
Mục đích của cách ly và nuôi dưỡng:
- Phát hiện các loại bệnh còn nghi ngờ có trong bầy heo nhập.
- Kéo dài thời gian nắm rõ tình hình dịch bệnh của bầy heo nhập.
- Nếu hậu bị phát bệnh đặc trưng của bầy heo hiện hữu thì ta có thể chích ngừa.
Lý do cách ly và nuôi dưỡng:
- Giảm thiểu nguy cơ phát bệnh lâm sàng tiềm ẩn có trong nhóm heo hậu bị.
- Thời gian và biện pháp cách ly:
- Sau khi đi vào chuồng cách ly, phải tắm rửa mới được rời phòng (ngăn ngừa dịch bệnh lây qua người).
- Sử dụng vật liệu ngăn cản hướng gió đến từ nhóm heo hiện hữu.
- Cần cách ly tối thiểu trên 30 ngày.
- Gần đây dịch bệnh PRRS nên cần cách ly trên 60 ngày.
- Trong thời gian cách ly cần có các phương pháp quản lý đàn heo nhập.
2. Tầm quan trọng của tiêu độc:
Vấn đề tiêu độc dù không nhấn mạnh nhưng rất quan trọng. Thế nhưng mỗi lần nhấn mạnh công ty phòng dịch thì có một số bộ phận không thi hành đúng nên nông trại nên kiểm tra lại.
Sử dụng thuốc sát trùng rẻ nhất mang lại lợi ích kinh tế nhưng không đem lại hiệu quả cao.
Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc sát trùng:
- Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng 100C thì hiệu quả sát trùng tăng cao gấp 2 lần. Để nâng cao hiệu quả thuốc sát trùng quan trọng là quản lý nhiệt độ thuốc sát trùng. Cần chú ý các chất clo, iod, formadehyde sẽ bay hơi trong nhiệt độ cao làm giảm hiệu quả sát trùng.
- Độ pH: Clo và formandehyde mạnh trong môi trường axit, yếu trong môi trường kiềm. Chất xà bông lưỡng tính có hiệu quả tốt nhất ở khoảng trung tính. Chất xà bông tính kiềm có hiệu quả tốt trong khoảng pH rộng.
- Chất hữu cơ: Cần loại trừ vì nó ngăn chặn không cho thuốc sát trùng xâm nhập vào các tác nhân gây bệnh. Trong chất thải của gia súc có độ pH cao hơn 8 thì các chất iod, clo có hiệu quả tốt trong axit sẽ giảm tác dụng.
Bảng 2: Phương pháp sát trùng trại heo
Chương trình sát trùng chuồng trại:
- Thời gian sát trùng: 13:00 ~ 14:00 là có hiệu quả cao nhất.
+ Mùa hè: sát trùng + hạ thân nhiệt.
+ Mùa đông: sát trùng + điều chỉnh độ ẩm.
- Lượng sát trùng: dù chỉ làm một lần cũng phải làm cho chính xác. Ở trại đẻ, ảnh hưởng của việc phun liên quan tới tốc độ di chuyển và hướng phun.
+ Heo thịt: 1 lít /con (tính theo mật độ heo).
+ Heo con: 0.6 lít / con (tính theo mật độ heo).
- Trại đẻ: nghiêng 45 độ xịt 2 lần trên nái.
- Tỷ lệ pha loãng: tỷ lệ pha phải chính xác nhằm đạt hiệu quả cao nhất số lần phun và lượng pha.
- Số lần phun: hè 2 ~ 3 lần/tuần, mùa đông 1 ~ 2 lần/tuần.
+ Thuốc sát trùng tuy yếu nhưng nếu sử dụng không đúng sẽ gây độc. Sử dụng chính xác là quan trọng nhất.
+ Thuốc sát trùng chủ yếu dùng xịt trại chứ không phải xịt vào heo (thời gian tồn tại trên tường 3 ~ 4 ngày).
Phương pháp sát trùng:
3. Quản lý heo bệnh:
Hiện tại các trại heo được xây dựng để nuôi với mật độ lớn, ngày xuất chuồng bị kéo dài các vấn đề nghiêm trọng thường xảy ra. Thực tế khi trong chuồng phát sinh heo bệnh mà chưa có chuồng heo bệnh riêng thì bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, sau khi tham khảo biện pháp quản lý riêng heo bệnh nên quan tâm đến việc làm chuồng heo bệnh.
Sự cần thiết của chuồng heo bệnh:
Lây truyền dịch bệnh:
Bài thải vi khuẩn và virus khiến nhóm heo bình thường mắc bệnh.
Tăng phí sử dụng và sử dụng sai thuốc:
Khi điều trị sử dụng kháng sinh cho toàn đàn khiến chi phí thuốc tăng.
Ảnh hưởng trong cơ thể heo bệnh:
- Giảm 25% tỷ lệ tăng trưởng.
- Giảm 14% độ dày mỡ lưng.
- Giảm 15% diện tích thịt thăn.
- Heo tiết ra cytokine và có các ảnh hưởng tới cơ thể heo như sau:
Hiệu quả của việc quản lý chuồng heo hậu bị:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn