12:23 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng khả năng miễn dịch cho gia cầm nhờ lòng đỏ trứng

Thứ bảy - 22/04/2017 09:28
Theo các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), kháng thể siêu miễn dịch (Hyperimmune) trong lòng đỏ trứng có thể giúp kiểm soát dịch bệnh đường ruột ở gia cầm.

Bệnh cầu trùng trên gia cầm làm cho con vật không thể hấp thụ thức ăn, gầy và không tăng cân. Bệnh này khiến ngành chăn nuôi gia cầm thế giới tiêu hao 3 tỷ USD mỗi năm, riêng Mỹ là 600 triệu USD. 

Tăng khả năng miễn dịch cho gia cầm nhờ lòng đỏ trứng

  

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ không sử dụng kháng sinh có liên quan đến kháng thể chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà hoặc từ những con gà mái không mang mầm bệnh đã được tiêm một loại vaccine tăng miễn dịch có chứa các sinh vật gây bệnh đã được khử hoạt tính. Những con gà đã được miễn dịch hóa có sức đề kháng cao hơn bình thường và sản sinh ra một lượng kháng thể lớn. Sau đó, các nhà khoa học tiến hành cho gà 1 ngày tuổi ăn thức ăn trộn với bột lòng đỏ trứng sấy khô từ những con gà mái được tăng miễn dịch với các loài ký sinh trùng Eimeria khác nhau - ký sinh gây ra bệnh cầu trùng. Những con gà đã được tiếp xúc với cầu trùng sống. Kết quả cho thấy, gà đã nhận được các kháng thể siêu miễn dịch từ lòng đỏ trứng đạt được trọng lượng cao hơn và Eimeria trong phân ít hơn đáng kể. Những con gà được điều trị theo cách này cũng có tổn thương đường ruột ít hơn so với gà không được điều trị. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của việc sử dụng miễn dịch thụ động cho gia cầm nhỏ, những con không có bảo vệ miễn dịch ngay sau khi nở để chống lại bệnh cầu trùng. 

Nhà nghiên cứu miễn dịch gia cầm Hyun Lillehoj tại Phòng Thí nghiệm bệnh ký sinh trùng động vật thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) cho biết: Các phương pháp điều trị đã từng được áp dụng thường làm giảm sự lây lan của bệnh, trong đó có các biện pháp quản lý tốt và tiêm vaccine sống. Tuy nhiên, lựa chọn thay thế không sử dụng kháng sinh rất quan trọng để giúp chống lại các chủng kháng thuốc đồng thời giúp ích cho người chăn nuôi gia cầm hữu cơ.

 

Nguồn: nguoichannuoi.vn

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 232

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 231


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 560988

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70788303