18:22 EST Thứ bảy, 16/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thực hiện "4 đúng" trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thứ sáu - 06/07/2018 23:28
Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là vật tư kỹ thuật không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp nhưng nếu sử dụng không đúng cách, quá mức sẽ dẫn đến hậu quả rất tai hại cho cả sản xuất và đời sống, sức khỏe. Vì vậy, đảm bảo hài hòa giữa việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sản xuất nông nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường là một vấn đề quan trọng của sản xuất nông nghiệp hiện đại.
 
Tham quan mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại xã Đồng Sơn (Nam Trực).
Tham quan mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại xã Đồng Sơn (Nam Trực).

Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường cộng với yêu cầu thâm canh, tăng vụ đã khiến cho tình hình dịch bệnh gây hại trên cây trồng ngày càng phức tạp, kéo theo số lượng và chủng loại thuốc BVTV được đưa vào sử dụng cũng tăng lên. Mặt khác, một số loại thuốc BVTV kém chất lượng, không mang lại hiệu quả như mong muốn khiến nông dân phải phun đi, phun lại nhiều lần, gây tốn kém. Chưa kể tình trạng sử dụng thuốc BVTV tùy tiện, không đúng loại thuốc, không theo khuyến cáo của cơ quan chức năng và không áp dụng kỹ thuật theo phương pháp “4 đúng” (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng và đúng phương pháp). Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở NN và PTNT), trong năm 2017, Chi cục cùng các đơn vị liên quan thực hiện 18 cuộc thanh tra đối với 622 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV; phát hiện 94 trường hợp vi phạm; 1 mẫu thuốc BVTV không đạt chất lượng (trong 8 mẫu kiểm tra phân tích); phạt cảnh cáo 28 trường hợp, phạt tiền 33 trường hợp gần 35 triệu đồng. Qua kiểm tra tình hình sử dụng thuốc BVTV tại 1.176 hộ nông dân phát hiện 200 hộ sử dụng thuốc BVTV không đúng hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn và không đảm bảo thời gian cách ly. Việc lạm dụng thuốc BVTV, nhất là thuốc trừ cỏ, sẽ làm cho đất chua, giữ phân bón kém dẫn đến cây trồng khó hấp thu dinh dưỡng khiến năng suất cây trồng không đạt tối đa; tiêu diệt sinh vật có ích, tạo đà cho sinh vật có hại phát triển làm cây trồng dễ nhiễm sâu bệnh, sinh trưởng kém. Bên cạnh việc sử dụng thuốc BVTV chưa đúng quy định, còn tình trạng vỏ bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng không được bỏ đúng nơi quy định mà vứt bừa bãi trên cánh đồng, mương nước, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và nhiễm độc nông sản do hóa chất còn sót lại trong chai lọ, vỏ bao… Việc sử dụng thuốc BVTV không hợp lý trong trồng trọt đang dẫn đến nhiều hệ quả tiêu cực cho sản xuất, môi trường, sinh kế của nông dân, sức khỏe con người. Nhất là khi xu hướng tiêu dùng nông sản ngày càng chú trọng sản phẩm hữu cơ, thân thiện với môi trường.

Để hạn chế sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp, trước mỗi vụ sản xuất, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh đã tham mưu cho Sở NN và PTNT về thời vụ gieo cấy và các biện pháp thâm canh, bao gồm cả hướng dẫn việc sử dụng các loại thuốc BVTV (thời điểm, loại thuốc, phương pháp sử dụng) để hạn chế đến mức thấp nhất đối tượng sâu bệnh gây hại trên lúa và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường cũng như đảm bảo an toàn chất lượng sản phẩm. Trạm Trồng trọt và BVTV phối hợp với Phòng NN và PTNT, Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố tổ chức tập huấn chuyển giao những tiến bộ khoa học về kỹ thuật thâm canh và biện pháp phòng trừ dịch hại hiệu quả. Từ đó, căn cứ điều kiện đất đai, tập quán canh tác của địa phương, mạng lưới BVTV cơ sở tham mưu giúp Ban Nông nghiệp các xã, thị trấn xây dựng cơ cấu cây trồng, mùa vụ chuyển dịch phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất đạt kết quả, tăng hiệu quả kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích canh tác. Cán bộ, nhân viên kỹ thuật Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh và cơ sở nỗ lực bám ruộng, lội đồng; sử dụng hiệu quả công cụ, thiết bị chuyên ngành phục vụ tốt cho công tác dự báo thời kỳ phát sinh và diện phân bố của từng đối tượng dịch hại lúa qua từng thời kỳ sinh trưởng để tham mưu chính xác, góp phần tích cực vào nâng cao hiệu quả các đợt phòng trừ các loại sâu bệnh hại như: sâu cuốn lá nhỏ, rầy, sâu đục thân, khô vằn và đạo ôn lá, đạo ôn cổ bông… theo nguyên tắc “4 đúng”. Hằng năm, Chi cục Trồng trọt và BVTV tiến hành khảo sát, đánh giá hàng trăm loại thuốc cũ và mới để tìm ra bộ thuốc đặc trị cho từng đối tượng dịch hại trên các loại cây trồng góp phần làm giảm số lần phun thuốc, đảm bảo VSATTP, hạn chế ô nhiễm môi trường sinh thái. Chẳng hạn các loại thuốc mới trừ rầy: Dyman 500WP; Florid 700WP; Ramsuper 75WP; Startcheck 755WP; Silwet 300WP; Topchest 550WG... được Chi cục xác nhận hiện đang được nông dân sử dụng rộng rãi do có ưu điểm: không phải rẽ lúa khi phun, tiết kiệm công phun; tránh được hiện tượng lúa đổ sau khi phun thuốc; độ độc thấp hơn nhiều so với thuốc phun rẽ hàng nên ít ảnh hưởng đến thiên địch trên đồng ruộng, sức khỏe người phun và hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, Chi cục còn phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng thuốc BVTV, quản lý dịch hại cây trồng như: mô hình “3 giảm, 3 tăng”; mô hình quản lý bệnh khô vằn sớm… Thông qua các mô hình góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của nông dân trong sản xuất lúa theo hướng nông nghiệp sinh thái bền vững, từng bước thay đổi tập quán canh tác; giúp nông dân xây dựng thói quen nghiên cứu đồng ruộng, tiếp cận với phương pháp quản lý dịch hại và có ý thức thực hành “4 đúng” trong việc sử dụng thuốc BVTV. Trong vụ xuân 2018, Chi cục đã xây dựng mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại xã Đồng Sơn (Nam Trực). Bà Đoàn Thị Tuyết, xóm 14 cho biết: “Trước khi tham gia mô hình, việc gieo cấy, chăm bón lúa, phòng trừ sâu bệnh tôi thường làm theo thói quen, sạ dày, bón phân chưa cân đối, nhiều đạm, bón đạm muộn dẫn đến sâu bệnh nhiều nên phải phun thuốc nhiều lần trong vụ. Ngoài ra chúng tôi còn pha trộn nhiều loại thuốc mỗi lần phun. Tham gia mô hình chúng tôi hiểu tại sao nên gieo sạ thưa, bón phân cân đối, không lạm dụng phân đạm, bón thúc sớm để cây lúa khỏe, hạn chế sâu bệnh. Khi phun thuốc chỉ mua những loại thuốc cần trừ đúng đối tượng, không phun kèm tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường. Tham gia mô hình, tôi giảm được chi phí sản xuất như: giảm 2-3kg đạm/sào, giảm 1-2 lần phun thuốc/vụ, năng suất tăng 15-20 kg/sào”. Bà Tuyết cho biết thêm, hiểu được về thuốc BVTV, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả, do đó đã hạn chế việc lạm dụng thuốc BVTV và nhận thức được rủi ro do thuốc BVTV, do vậy đa số nông dân trong xã đã áp dụng ngay trong sản xuất và tuyên truyền, hướng dẫn cho người khác cùng làm theo. Không những thế, đối với vỏ bao bì, chai thuốc BVTV là chất thải nguy hại, các địa phương đã xây dựng được 10.380 bể chứa tại các cánh đồng, nông dân đã tự giác, nghiêm túc thực hiện việc bỏ đúng nơi quy định. Ước tính trong năm 2017, toàn tỉnh đã thu gom được 100 tấn bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng để xử lý.

Trong thời gian tới, Chi cục Trồng trọt và BVTV tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và thay đổi tập quán canh tác của nông dân; áp dụng quy trình VietGAP trong sản xuất nông nghiệp, nhân rộng mô hình IPM, thâm canh lúa cải tiến SRI... Kiểm soát nghiêm ngặt việc kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV. Xây dựng và củng cố về tổ chức, nội dung hoạt động của mạng lưới BVTV cơ sở. Đẩy mạnh công tác tập huấn cho cán bộ kỹ thuật cơ sở, đại lý bán thuốc BVTV và người nông dân. Tiếp tục vận động các địa phương xây dựng các bể chứa bao bì thuốc BVTV đáp ứng yêu cầu thực tế, đảm bảo thuận lợi cho người nông dân khi làm việc trên đồng ruộng./.

Bài và ảnh: Ngọc Ánh/baonamdinh.com.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 358

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 357


Hôm nayHôm nay : 48575

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 674881

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70902196