Việc thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và các hiệp định thương mại tự do (FTA) khác đang mở ra “sân chơi” mới với nhiều cơ hội cho nông sản Việt vươn xa.
Phát triển giống nông nghiệp được xác định là giải pháp đột phá thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo định hướng của Bộ NN&PTNT, đến năm 2025, xác định được bộ giống tốt nhất cho 3 ngành hàng chủ lực (thủy sản, trái cây, lúa); đến năm 2030, làm chủ nguồn giống trong nước và vươn tầm quốc tế.
Về Bình Định hôm nay, từ trảng cát vàng vốn trước kia hoang hóa, đến mảnh đồi từng để mặc cho cỏ dại, đã khoác lên mình áo mới với những đầm tôm, đồi mì (sắn), rừng keo... Tất cả đều có dấu ấn từ nguồn vốn tín dụng của NHCSXH Bình Định.
Thời điểm xuân hè 2019 khi dịch sâu keo mùa thu tàn phá các ruộng ngô chưa ứng dụng giống ngô mang công nghệ kháng sâu thì các ruộng trồng giống kháng sâu DK6919S hoặc DK9955S lại phát triển khỏe mạnh, hứa hẹn cho năng suất như ý.
Bưởi Diễn hiện đang ở giai đoạn phát triển quả non, thời điểm quan trọng để bảo đảm năng suất và chất lượng quả.
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa phối hợp cùng Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp, với chủ đề “Giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn”.
Dường như câu chuyện về cây ăn trái của cả nước trở thành đề tài được “xới đi xới lại” của các phương tiện truyền thông là do những “nút thắt” nội tại của nhóm ngành này, mà mới đây nhất là thanh long, sầu riêng, bưởi da xanh…
Hiểu rõ về dịch tả heo châu phi (ASF) là công cụ đầu tiên giúp người chăn nuôi ứng phó được dịch bệnh này.
Tốt nghiệp Đại học Thủy lợi, ra trường công việc ổn định với lương tháng cả chục triệu đồng nhưng anh Trần Tuấn Phong (29 tuổi) xã Yên Thành, huyện Yên Mô (Ninh Bình) quyết định bỏ việc, về quê thuê nhiều đất đai trồng rau và đem lại thu nhập trên dưới 20 triệu đồng/tháng.
Với những tính năng hữu ích cho cả cơ quan quản lý lẫn ngư dân, phần mềm Quản lý tàu thuyền của VNPT sẽ trở thành công cụ đắc lực giúp ngành Thủy sản Việt Nam cải thiện công tác quản lý, khắc phục được thẻ vàng của Ủy ban châu Âu.
Tiếp tục phiên chất vấn, sáng nay Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Nguyễn Xuân Cường đã nhận được khá nhiều chất vấn của ĐBQH xung quanh những vấn đề liên quan đến quản lý ngành mà trọng tâm là đòi hỏi các giải pháp đột phá của Bộ và của Chính phủ trong đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, làm sao giải quyết dứt điểm vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch và nhiều nội dung quan trọng khác.
Đợt hạn mặn năm 2016 đã bộc lộ “tử huyệt” của vùng đất ven biển Tây Nam Bộ và sự “chống đỡ” thụ động trước thiên tai đã để lại thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp vốn còn nhiều yếu kém.
Sau những hội thảo, sau những bài phát biểu thắp lên tia sáng thì con đường cho nền nông nghiệp sạch của đồng bằng vẫn chưa rõ lối ra. Những con người tâm huyết, những mô hình đơn lẻ tìm lối đi cho nông sản sạch…
Rất nhiều doanh nghiệp đã “âm thầm” tạo chuỗi liên kết với nông dân và điều đáng mừng là hiện nay, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã chung tay củng cố, thắt chặt các mối liên kết. Việc hình thành những mô hình liên kết sản xuất: nhiều nhà, nhiều hình thức… gợi mở hướng ra cho hàng hóa nông sản một cách căn cơ
Có thể nói, 2 trụ cột kinh tế chính của vùng ĐBSCL là nông nghiệp và thủy sản. ĐBSCL sản xuất 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% sản lượng thủy sản và đóng góp 20% GDP cả nước.
Cùng với các chính sách tổng thể, chính sách tín dụng do NHCSXH thực hiện là một cấu phần quan trọng trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, các vùng nghèo, vùng đồng bào DTTS.
Thời gian qua, bằng nhiều giải pháp, ngành nông nghiệp Quảng Ninh đã nỗ lực ứng dụng khoa học công nghệ trong mỗi mô hình sản xuất. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
Kết quả từ các cuộc điều tra của Đại học bang Washington về hội chứng suy yếu ở bò thịt đã thúc đẩy tập trung mới, nhấn mạnh tầm quan trọng của Vitamin A và E trong sự phát triển của bò thịt.
(Chinhphu.vn) – “Diễn đàn Tăng trưởng châu Á không chỉ là nơi hội tụ những ý tưởng về kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Đây còn là nơi các đối tác sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề, thách thức đang đặt ra trong thực tế phát triển kinh tế hiện nay”.