02:58 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bài 1: “Chảy máu” nguồn nhân lực!

Thứ sáu - 01/01/2016 04:15
Những thanh niên trai tráng vùng biển lần lượt kéo nhau đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) hay ly hương làm nghề với thu nhập khá hơn. Làng biển còn lại những lão ngư bám trụ với con thuyền giữa đầu sóng, ngọn gió. Tình trạng “chảy máu” lao động vùng biển ở tỉnh ta thực sự đáng báo động khi lực lượng làm nghề biển đang dần già hóa

“Già hóa” lao động nghề biển

Chiều muộn, cảng biển Cửa Sót (Thạch Kim, Lộc Hà) tấp nập tàu thuyền. Các ngư phủ với tấm lưng trần đen bóng, hì hục kéo những tấm lưới để đưa lên bờ bảo dưỡng sau một chuyến ra khơi. Lão ngư Nguyễn Văn Trường (68 tuổi), ở xóm Giang Hà, xã Thạch Kim - hơn 30 năm lăn lộn với nghề trên con tàu 160 CV, nay vẫn hàng ngày mưu sinh nơi sóng cả. Gần cái tuổi thất thập, nhiều người thảnh thơi vui vầy với con cháu nhưng ông vẫn gắn bó với nghề.

Lao động nghề biển: “Chảy máu” nguồn nhân lực!
Thiếu nguồn nhân lực khiến tàu thuyền khai thác đôi lúc phải nằm bờ.

Quệt giọt mồ hôi, ông Trường chia sẻ: Nghề biển được xem là nghề nguy hiểm, thu nhập thấp, mỗi tháng bình quân chỉ 5-7 triệu đồng tùy điều kiện thời tiết và ngư trường, bởi vậy, lớp trẻ bây giờ không còn mặn mà. Thanh niên trai tráng phần lớn đã rời làng đi XKLĐ ở nước ngoài, hoặc làm thuyền viên ở các tỉnh có nghề cá phát triển mạnh để thu nhập cao hơn.

“Nhà tôi có 4 đứa con thì 2 đứa đi làm nghề biển ở Hàn Quốc và làm cơ khí ở Ăngola… mỗi tháng cũng kiếm trên dưới 15 triệu đồng. Hai ông bà nhà tôi đang hỗ trợ con trai cả làm nghề biển” – ông Trường cho biết thêm.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạch Kim - Dương Trọng Bình cho hay: Lao động nghề biển ở đây đang ngày càng già hóa. Cách đây vài năm, lao động nghề biển chủ yếu ở độ tuổi 20-35 nhưng giờ gần như từ trung niên trở lên. Toàn xã có 120 phương tiện đánh bắt hải sản có công suất từ 20-250 CV với 500 lao động. Trong đó, độ tuổi từ 45 trở lên chiếm đến 70%...

Đây cũng là thực trạng chung đang diễn ra ở các vùng biển từ Cửa Hội (Nghi Xuân), Cửa Khẩu (Kỳ Anh) và các vùng bãi ngang ven biển. Hầu hết chủ thuyền, bạn thuyền đều ở tuổi trung niên, có người đã ở bậc ông. Chủ tịch UBND xã Kỳ Khang (Kỳ Anh) Hồ Xuân Trính cho biết: Kỳ Khang có 2 thôn Trung Tiến và Trung Tân làm nghề khai thác hải sản. Là vùng bãi ngang, không có nơi neo đậu nên các tàu thuyền ở đây đều có công suất dưới 20 CV, chỉ khai thác vùng ven bờ, thu nhập của các gia đình hầu như chỉ đủ trang trải cuộc sống. Cả xã có khoảng 1.200 người đi XKLĐ tại Hàn Quốc, Đài Loan thì riêng 2 thôn vùng biển đã chiếm tới 30% với độ tuổi từ 19-35…

Lao động nghề biển: “Chảy máu” nguồn nhân lực!
Một lao động quê Lộc Hà (Hà Tĩnh) bán nước dừa trên hè phố Bangkok

“Khát” nguồn nhân lực

Nghề khai thác biển ở Hà Tĩnh bây giờ không còn “hút” lao động cũng do thu nhập không tương xứng với sự vất vả cùng những mối hiểm nguy giữa khơi xa. Theo bà con ngư dân, cũng làm nghề biển nhưng khai thác ở các tàu nước ngoài thu nhập cao gấp nhiều lần. Anh Nguyễn Tiến Dũng ở thôn Trung Tiến, xã Kỳ Khang lao động ở Hàn Quốc về phép tâm sự: “Trước đây, anh cũng theo gia đình làm nghề biển nhưng tính ra thu nhập chả ăn thua. Đi XKLĐ trên biển ở Đài Loan, Hàn Quốc, nhờ có kinh nghiệm nên anh nắm bắt khá nhanh cách vận hành các phương tiện nghề cá hiện đại. Một thời gian sau, anh được tin tưởng giao trách nhiệm thuyền phó, thu nhập ngày càng tăng”.

Khi được hỏi, có bao giờ anh nghĩ đến việc đầu tư làm nghề cá ở quê hương không? Anh Dũng cho biết: “Đến lúc hết tuổi đi XKLĐ sẽ tính đến việc đóng tàu!”.

Lao động khan hiếm, đặc biệt là lao động trẻ, khỏe, giỏi nghề, bởi vậy, các chủ thuyền nhiều lúc phải “đau đầu” khi tìm bạn thuyền để ra khơi. Nhiều tàu thuyền buộc phải nằm bờ, thậm chí, có chủ tàu không thu hút được lao động, phải bán thuyền chuyển sang nghề khác. Ông Lê Hồng Ngọ - chủ thuyền 250 CV ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân) trăn trở: “Nghề biển phụ thuộc rất lớn đến bạn thuyền, nếu không có bạn thuyền thì không thể ra khơi. Bây giờ, tìm được bạn thuyền gắn bó với nghề quả thật không đơn giản. Đến con cái trong gia đình cũng không còn mặn mà với nghề truyền thống nói gì đến người ngoài. Ngay cả ở vùng biển có truyền thống đánh bắt thủy sản mạnh như Xuân Hội cũng có lúc thuyền của tôi thiếu bạn nên phải nằm bờ. Trong khi đó, những lao động có tay nghề nếu không đi nước ngoài thì lại tham gia đánh cá ở các tàu cá Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa… bởi ở đó, thu nhập cao hơn”.

Lực lượng lao động nghề biển trên địa bàn tỉnh ta ngày càng giảm đang là thực trạng đáng báo động vì tỉnh có những chính sách mạnh tập trung cho phát triển nghề khai thác xa bờ. Sự hẫng hụt về số lượng lao động, già hóa ngư dân sẽ ảnh hưởng tới chiến lược phát triển khai thác thủy sản của tỉnh nhà.

(Còn nữa...)

Theo H.Trung-Ng.Oanh-M.Thủy/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 97

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 96


Hôm nayHôm nay : 20352

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 92481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73139452