23:13 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bàn về cánh đồng tiền tỷ ở Yên Thế

Thứ ba - 10/02/2015 21:20
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Yên Thế (Bắc Giang) có nhiều thế mạnh để nuôi gà, trồng chè, trồng rừng, nuôi ong... Tuy nhiên, để xây dựng được vùng chuyên canh lớn, tạo ra cánh đồng tiền tỷ, mang lại lợi nhuận cao, huyện còn nhiều việc phải làm.
 

Chủ tịch UBND huyện Yên Thế Lưu Xuân Vượng.

Phát huy lợi thế

Yên Thế sở hữu vị trí có thể gọi là “đắc địa” khi không quá xa các khu trung tâm cũng như các khu kết nối quan trọng, do vậy có thể cung cấp hàng hóa chất lượng cao cho các đô thị lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… Đây cũng là địa phương có lợi thế đất đai rộng, nhân lực dồi dào, khí hậu phù hợp với một số loại cây hàng hóa chất lượng cao.

Trên cơ sở này, huyện cần phải có quyết tâm chính trị, cần xác định rõ lợi thế của mình là gì? Từ đó, mới huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tạo thành phong trào sản xuất kinh doanh giỏi, quyết tâm làm giàu, xóa nghèo. Bên cạnh đó, cần có cơ chế kích cầu, nếu chỉ nói là chưa đủ, nói mà không giúp, không cầm tay chỉ việc thì nông dân cũng không thể thực hiện hiệu quả được.

Từ thực tế này, huyện Yên Thế đưa ra mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa gồm: 6 cây, 4 con, trong đó tập trung vào 3 mũi nhọn chủ lực là trồng rừng, chè và chăn nuôi gà.

Ông Lưu Xuân Vượng, Chủ tịch UBND huyện, cho biết: “Bước đột phá lớn nhất mà huyện đạt được trong năm qua là chuyển biến về cơ cấu giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây rừng, hình thành phong trào trồng rừng rộng khắp. Nhờ nắm vững kỹ thuật cơ bản nên diện tích rừng trồng ở Yên Thế có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng sinh khối tăng khiến giá trị thu nhập từ rừng tăng khoảng 80 triệu đồng/ha/6 năm. Mỗi năm thu nhập từ khai thác rừng trồng và cây ăn quả đạt trên 150 tỷ đồng, với khoảng 10.000 hộ dân hưởng lợi”.

Chè Yên Thế cũng có chất lượng khá tốt, được người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao. Mỗi năm huyện cung cấp ra thị trường khoảng 1.350 tấn chè khô, trong đó có 60% sản lượng được xuất khẩu sang thị trường Trung Đông, EU, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 500 hộ dân, với giá trị thu nhập từ 30 - 40 tỷ đồng/năm.

Đặc biệt, chăn nuôi gà đã và đang phát triển trên diện rộng, quy mô tổng đàn duy trì 5 triệu con, mỗi năm cung cấp ra thị trường 13 - 15 triệu con gà thương phẩm, giá trị sản xuất đạt 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm cho 12.000 người. Với số lượng nuôi này, Yên Thế trở thành nơi chăn nuôi gà lớn nhất nước, và gà đồi Yên Thế là vật nuôi đầu tiên được công nhận thương hiệu, được đánh giá là điểm sáng trong mô hình kinh tế nông hộ cùng nhiều danh hiệu cao quý khác.

Tái cơ cấu để cạnh tranh

Ông Vượng nhận định, thời gian tới, nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các rào cản về thuế quan sẽ được gỡ bỏ, lúc đó các sản phẩm nông nghiệp của địa phương sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh hơn.

Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu về giống cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, không riêng gì gà mà cả rừng, chè, cây ăn quả đều phải tái cơ cấu. Ví như rừng, chè, cây ăn quả… phải nghiên cứu những giống cây có tính ưu việt, phù hợp với thổ nhưỡng, cho sản phẩm tốt hơn, chất lượng cao hơn. Đồng thời, tái cơ cấu vùng sản xuất, nơi nào có thế mạnh thì phát triển theo hướng trang trại, gia trại. Phải đa dạng hóa về sản phẩm, đưa ra nhiều chủng loại cho người tiêu dùng lựa chọn.

Tái cơ cấu về thị trường, thị trường nào là chính yếu. Về lâu dài, Hà Nội vẫn là thị trường chủ lực. Giữ ổn định thị trường truyền thống, từng bước mở rộng thị trường, trong đó tính tới cả xuất khẩu.

Ông Vượng cho biết, mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát hứa sẽ giúp cho Yên Thế một trung tâm sản xuất con giống dưới dạng thuần hóa gà đồi Yên Thế và sản xuất trên diện rộng. “Nếu thành công thì đây sẽ là cuộc cải cách mang tính đột phá”, ông Vượng kỳ vọng.

Hoàng Văn

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 73

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 70


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1180560

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72863269