01:14 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chỉ dẫn địa lý sản phẩm: “Cây đũa thần” xin chớ bỏ quên

Thứ sáu - 17/08/2018 00:30
Chỉ dẫn địa lý (CDĐL), từ lâu đã được coi là một trong những công cụ hữu hiệu bảo vệ và giúp nông sản Việt bay xa. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, mặc dù được coi là “chiếc đũa thần” nâng giá trị thương hiệu nông sản đặc trưng tại các địa phương. Nhưng xét một cách tổng thể, nhiều CDĐL vẫn còn bị bỏ quên, gây lãng phí…

Giá trị sản phẩm được nâng cao

Những năm gần đây, CDĐL đã và đang chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của nông sản Việt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy hoạt động thương mại phát triển…

chi dan dia ly san pham cay dua than xin cho bo quen
Cam Cao phong (Hòa Bình) một trong những thương hiệu phát triển mạnh nhờ CDĐL.

Số liệu từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho thấy, tính đến hết tháng 7/2018, Việt Nam đã có 68 CDĐL được bảo hộ, trong đó có 62 CDĐL của Việt Nam và 6 CDĐL của nước ngoài với nhiều mặt hàng từ các sản phẩm tươi sống như trái cây, thủy sản, gạo, nước mắm…cho đến các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp như nón lá Trúc sào Cao Bằng, nón lá Huế…

Có thể thấy, những lợi ích mà CDĐL mang lại cho nông sản là vô cùng lớn. Hầu hết các hiệp hội sản xuất và kinh doanh sản phẩm có bảo hộ CDĐL đều khẳng định, giá bán sản phẩm tăng đáng kể khi được “đặt tên”. Đơn cử như vùng cam Cao Phong (Hòa Bình), trước đây khi chưa có CDĐL, người dân phải trầy trật đưa sản phẩm ra thị trường, giá bán bình quân chỉ đạt 6 - 8.000 đồng/kg.

Sau khi có CDĐL, cùng với việc chủ động phát triển thương hiệu của Hiệp hội, nông dân…giá cam đã tăng gấp đôi, gấp ba, nâng mức thu nhập lên đến 700 triệu đồng/ha/năm. Hay với thương hiệu Mận Bắc Hà (Lào Cai), mật ong Mèo Vạc (Hà Giang)…hiện nay đã mang lại thu nhập đáng kể cho người dân nhờ giá bán tăng tới 80% so với trước đây.

Từ những ví dụ trên có thể thấy, vai trò của CDĐL đối với việc phát triển nông sản đã được khẳng định. Tuy nhiên, số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) cho thấy, hiện có đến 50% CDĐL của nông sản Việt không có người khai thác, quản lý hiệu quả mà điển hình như: Thương hiệu trà Mộc Châu, quế Hưng Yên... Điều này cho thấy, CDĐL đang bị các doanh nghiệp, các địa phương gây lãng phí.

Để khắc phục thực trạng này, ông Bùi Kim Đồng – chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp cho rằng, trước khi thực hiện tăng tốc trong việc dựng CDĐL cho các sản phẩm nông sản, thì cần khắc phục ngay một số điểm yếu cố hữu như: Kiểm soát chất lượng sản phẩm, thương mại hóa các sản phẩm đã có CDĐL, đẩy mạnh việc ngăn chặn hàng giả, hàng nhái…trách nhiệm này không chỉ thuộc về các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, mà là trách nhiệm của cả cộng đồng.

Doanh nghiệp vẫn là trọng tâm

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sản phẩm đăng CDĐL sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh rất lớn trên thị trường, cũng như có tiềm năng lớn để vươn ra thị trường thế giới.

Thế nhưng, hiệu quả thực tế của CDĐL đối với các mặt hàng nông sản hiện nay như thế nào, thì vẫn chưa được cơ quan, tổ chức nào đánh giá đầy đủ về vấn đề này. Thậm chí, nhiều tỉnh đăng ký CDĐL xong, giao lại cho địa phương quản lý và để đó không đầu tư, khai thác…thì gần như không có giá trị.

Trong khi đó, về mặt quản lý nhà nước, hiện các đơn vị liên quan như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy chưa có sự kết nối giữa 3 bên.

Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ cấp giấy chứng nhận sản phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì tập trung khuyến khích, hướng dẫn người dân thực hiện canh tác, xây dựng và phát triển sản phẩm theo chuỗi; trong khi đó, Bộ Công Thương đảm nhiệm việc xúc tiến thương mại. Nhưng xét một cách tổng quát có thể thấy, hiện 3 Bộ trên chưa có sự liên kết cụ thể nào trong việc phát triển và xây dựng một loại nông sản chung, mà chủ yếu vẫn là từ doanh nghiệp.

Đề cập vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, vấn đề thương hiệu, sở hữu trí tuệ nói chung và CDĐL nói riêng trong việc mang lại giá trị gia tăng cho hàng hóa Việt Nam, thúc đẩy tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu ra quốc tế đóng vai trò rất quan trọng.

Đồng thời, góp phần vào sự tăng trưởng và mở rộng thị trường xuất khẩu cho nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, để thương hiệu nông sản thực sự phát triển, cũng như việc đăng ký CDĐL phát huy tối đa được sức mạnh thì vai trò quan trọng nhất vẫn thuộc về các doanh nghiệp và các Hiệp hội.

“Để khai thác triệt để những lợi ích mang lại sau khi các sản phẩm đăng ký CDĐL, thì cần có sự tham gia tích cực và chủ động của các địa phương, các Hiệp hội ngành nghề và cộng đồng doanh nghiệp trong nước khi đối diện với việc nâng cao chất lượng nông sản, cũng như xử lý các tranh chấp thương mại trên thị trường. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cam kết sẽ đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc thúc đẩy phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh. Qua đó, giữ vững vị thế cho thương hiệu hàng hóa Việt”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Phải khẳng định rằng, CDĐL đã và đang được ví như “cây đũa thần” giúp người tiêu dùng đến gần hơn với các thương hiệu, nông sản đặc trưng tại nhiều địa phương, tỉnh thành trên cả nước. Thế nhưng “cây đũa thần” có thực sự phát huy hết được hiệu quả hay không, phụ thuộc rất nhiều vào sự liên kết giữa các nhà quản lý, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc phối hợp gìn giữ, bảo vệ và nâng cao sức mạnh cho công cụ đặc biệt này.

Theo Đỗ Đạt/laodongthudo.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 423

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 421


Hôm nayHôm nay : 25618

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1416640

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74463611