05:28 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chi trả phí dịch vụ môi trường rừng Nhiều vấn đề chưa hợp lý

Thứ năm - 06/03/2014 23:10
Nguồn thu phí chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, trong khi việc chi trả cho các chủ rừng và các hộ trồng rừng chưa đảm bảo đúng tiến độ đang là những tồn tại trong việc thực hiện chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) hiện nay.
Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), trong hơn 3 năm thực hiện chính sách chi trả phí DVMTR (2009 - 2013), Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh đã thu được tổng số tiền 2.850 tỷ đồng phí DVMTR. Nguồn thu hàng năm có xu hướng tăng dần và đạt 1.068 tỷ đồng trong năm 2013 với diện tích rừng được hưởng phí DVMTR là 3,653 triệu hecta. Mức chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng và hộ dân bình quân trên toàn quốc đạt 200.000 đồng/ha. Trong đó, một số tỉnh có mức chi trả cao như Lâm Đồng 350.000 đồng/ha, Lai Châu 289.000 đồng/ha, Kon Tum 362.000 đồng/ha...
Ông Nguyễn Bá Ngãi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp nhận định, trong hơn 3 năm thực hiện, chính sách chi trả DVMTR đã giúp tạo ra nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống cho người làm nghề rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi. Tuy nhiên, hiện nay việc thực hiện chính sách này vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Trong đó, đáng chú ý là nguồn thu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Hiện, cả nước mới chỉ có 190 nhà máy thủy điện đã ký hợp đồng trả tiền phí DVMTR, trong khi số lượng các nhà máy thủy điện chưa ký hợp đồng chi trả tiền phí này còn rất lớn.
 Bên cạnh đó, mặc dù nguồn phí thu được từ việc sử dụng DVMTR đạt cao nhưng số tiền chi trả cho chủ rừng lại chưa tương xứng. Đơn cử, trong năm 2012 nguồn phí DVMTR còn tồn đọng là 271 tỷ đồng. Tiếp đó, sang năm 2013, tỷ lệ giải ngân nguồn quỹ đạt chưa tới 45%, tức là còn gần 500 tỷ đồng vẫn chưa tới tay các chủ rừng, trong đó có nhiều hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Một băn khoăn nữa là hiện nay, trong số các đơn vị sử dụng DVMTR thì quỹ chỉ mới thu được chủ yếu từ các cơ sở sản xuất thủy điện, còn các cơ sở khác đóng góp rất ít, nhất là các khu du lịch sinh thái.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, việc thực hiện chi trả phí DVMTR đã tác động tích cực đến công tác quản lý rừng, nâng cao nhận thức cho các chủ rừng về công tác bảo vệ và phát triển rừng và góp phần thực hiện xóa đói, giảm nghèo cho người dân miền núi. Do vậy, ông Tuấn đề nghị, trong năm 2014, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng T.Ư và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh cần tập trung cho công tác chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng, các hộ dân đảm bảo đúng tiến độ. Đồng thời tiếp tục triển khai công tác thu đúng, thu đủ tiền phí DVMTR từ các đơn vị, cả nhà máy thủy điện, nhà máy cung cấp nước sạch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái rừng.
 
Quang Thiện
Nguồn: ktdt.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 197


Hôm nayHôm nay : 32760

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 375438

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60697395