22:07 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Đầu tư lớn, hiệu quả chưa cao

Thứ tư - 17/07/2013 21:01
Sau 3 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có 822.460 lao động nông thôn có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với năng suất và thu nhập cao hơn

 

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc vào sáng 17-7, sơ kết 3 năm (2010-2012) thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Dạy nghề may cho nữ thanh niên tại Trung tâm Dạy nghề huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ảnh: THÚY PHƯƠNG

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Ngọc Phi cho biết sau 3 năm thực hiện, có 822.460/1.042.059 lao động nông thôn có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với năng suất và thu nhập cao hơn sau khi được đào tạo nghề (chiếm tỉ lệ 78,9%).  Tỉ lệ này ở các tỉnh Ninh Bình, Yên Bái, Bến Tre, Cà Mau và TP HCM chỉ dưới 70%.

Trước tồn tại này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu lãnh đạo 5 địa phương trên cần xem lại cách triển khai vì một TP lớn như TP HCM mà chỉ đạt 66% thì quá thấp. Một tồn tại khác là một số địa phương chưa quan tâm sâu sát. Điển hình là việc tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện đề án. Hiện vẫn còn 4 địa phương chưa tổ chức hội nghị sơ kết cấp tỉnh, trong đó có TP Hà Nội mặc dù Trung ương đã liên tục chỉ đạo.

Băn khoăn về việc sử dụng ngân sách khi thực hiện đề án, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thắc mắc: “Trong 3 năm qua, phần chi cho người học chỉ chiếm 8% tổng kinh phí trong khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy nghề chiếm đến 75%”.

Hầu hết các địa phương đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề với số vốn từ 40 đến 50 tỉ đồng nhưng chủ yếu chỉ sử dụng kinh phí hỗ trợ từ Trung ương. Do đó, còn 114 trung tâm dạy nghề chưa hoàn thành theo dự án đầu tư; trong đó, có 36 trung tâm chưa đi vào hoạt động, 5 trung tâm đầu tư thiết bị không phù hợp, 8 trung tâm được đầu tư thiết bị dạy nghề nhưng chưa sử dụng; 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng gây lãng phí ngân sách Trung ương hơn 1,5 tỉ đồng.

Ngoài những tồn tại, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận thành tựu hỗ trợ dạy nghề cho hơn 1 triệu lao động, đạt hơn 77,7% kế hoạch là một tiền đề tốt cho việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn 3 năm tiếp theo (2013-2015). Một điểm sáng khác là  44% người thuộc hộ nghèo đã thoát nghèo sau khi được đào tạo nghề. Đây là kết quả đáng trân trọng cho thấy chương trình đang đi đúng hướng.

Dành gần 400 tỉ đồng cho vay

Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết trong thời gian tới sẽ dành từ 300 đến 400 tỉ đồng để cho lao động nông thôn vay vốn, tạo việc làm sau khi học nghề. Tất cả mọi đối tượng đều được vay vốn và mức lãi suất sẽ được áp dụng dành riêng cho từng đối tượng người nghèo, người cận nghèo và người bình thường.

PHAN ANH
Theo nld.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 226

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 225


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1164530

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71391845