16:21 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đào tạo, hỗ trợ để nông dân tự tin hội nhập

Thứ sáu - 13/05/2016 05:50
Đó là 1 trong những giải pháp được các đại biểu nêu ra tại hội thảo “Giải pháp cho nông dân khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) tổ chức ngày 12.5 tại Hà Nội. Hội thảo được tài trợ bởi Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế-IFAD.

Cơ hội đi liền với thách thức

Theo bà Phạm Hồng Hạnh đến từ Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NNPTNT), tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp và mở rộng thị trường nông sản ra nước ngoài, mở ra cơ hội thu hút đầu tư. TPP cũng mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nước tiên tiến nhằm hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu…

 

Đại diện doanh nghiệp sữa Ba Vì nêu lên những thách thức, khó khăn của nông dân, doanh nghiệp nuôi bò sữa.  Ảnh: ĐH

Cơ hội lớn, nhưng thách thức, khó khăn khi Việt Nam tham gia TPP cũng không nhỏ, nhất là lĩnh vực nông nghiệp. “Chăn nuôi Việt Nam được đánh giá là tiêu cực trong TPP nên trong đàm phán chúng ta cố gắng để đến năm 2023 mới mở cửa hoàn toàn, thế nhưng hiện nay thịt từ Úc, Mỹ đã tràn ngập siêu thị Việt Nam…”- bà Hạnh cho hay.

Theo TS Đặng Kim Khôi (Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NNPTNT), bên cạnh hạn chế về thể chế và chính sách, thực trạng đáng lo ngại của nông nghiệp, nông dân Việt Nam trước thềm hội nhập TPP là quy mô sản xuất nhỏ; năng suất lao động thấp; đầu tư giảm; đầu tư tư nhân hạn chế; khoa học công nghệ yếu; năng lực cạnh tranh kém... “Khác với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, chuỗi giá trị nông sản của Việt Nam quá dài và phức tạp nên khó kiểm soát, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tỷ lệ nông sản xuất khẩu bị trả về cao hơn so với các nước…”- TS Khôi chia sẻ.

Giải pháp nào cho nông dân?

Những ý kiến tham luận tại hội thảo rất hữu ích. T.Ư Hội NDVN sẽ nghiên cứu, tiếp thu để phục vụ cho chương trình, hành động của Hội. Đây cũng là 1 trong những nguồn thông tin làm cơ sở để Hội NDVN có tiếng nói, kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong vấn đề giúp nông dân hội nhập...”.

Phó Chủ tịch Thường trực Lều Vũ Điều

 

 

Nông nghiệp gặp khó khăn  đương nhiên nông dân cũng đối mặt với trở ngại, thách thức khi Việt Nam tham gia TPP là khẳng định nhất quán của hầu hết các ý kiến tham luận tại hội thảo. Vấn đề quan tâm ở đây là đưa ra giải pháp giúp nông dân tự tin trong hội nhập. 

TS Lê Đức Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) chỉ ra rằng, với tiêu chuẩn và chất lượng nông sản còn nhiều hạn chế như hiện nay, vai trò của các tổ chức xã hội (APOs) ngày càng quan trọng. “APOs là chiếc “áo giáp” nhiều lớp, nhiều vòng để bảo vệ và hỗ trợ nông dân phát triển. Tuy nhiên ở nước ta, APOs chưa được rõ ràng và chưa làm được vai trò này. Hội NDVN phải làm được một số chức năng của APOs, nhất là chức năng bảo vệ quyền, lợi ích của hội viên, nông dân; giám sát, đánh giá việc thực thi chính sách… ”-TS Thịnh quả quyết.

Theo TS Đặng Kim Khôi, trước mắt cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, hiểu biết về hội nhập TPP cho cán bộ, hội viên nông dân. Còn về lâu dài phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng bền vững, giảm thiểu sự phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, gắn chặt với các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng theo các cam kết quốc tế.

Lấy ngay mô hình sản xuất lúa khép kín do doanh nghiệp mình đang đầu tư, TS Mai Huy Tân- Giám đốc Công ty Thực phẩm Đức Việt bày tỏ: “Sản xuất phải khép kín gắn với công nghệ bảo vệ môi trường mới giảm được chi phí, giá thành. Ở Cần Thơ, chúng tôi sản xuất lúa khép kín không vứt đi một thứ gì từ rơm rạ cho đến vỏ trấu nên tỷ lệ lãi ròng lên tới hơn 60%”.

Theo Phương Đông - Thu Hà/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 216

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 213


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 233184

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73280155