14:39 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Thiếu những cái “bắt tay”

Thứ sáu - 04/10/2013 05:51
Ra đời cách đây 3 năm, chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ được kỳ vọng là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Tuy nhiên, thực tế triển khai chương trình tại các địa phương còn nhiều khó khăn, bất cập. Tỷ lệ lao động "sống khỏe" bằng nghề sau đào tạo vẫn khiêm tốn.
 
Loay hoay tìm việc
 
Là địa phương ven đô, từ năm 2005 đến nay, huyện Hoài Đức có hơn 16.000 hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, số lao động dôi dư nhiều. Bởi vậy, nhu cầu học nghề, tìm việc làm của LĐNT là rất lớn. Sau 3 năm triển khai Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, toàn huyện đã đào tạo được hơn 1.300 LĐNT. Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Kim Thư, Phó Trưởng phòng LĐTBXH huyện Hoài Đức, thời gian dạy nghề còn ngắn, giáo trình và phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nên lao động khó tìm việc làm bền vững. Một số học viên sau đào tạo vẫn chưa thuần thục tay nghề nên chưa thể kiếm sống được bằng nghề đã học.
Dạy nghề may gia công cho lao động nông thôn tại xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Thiện Quang
Dạy nghề may gia công cho lao động nông thôn tại xã Phú Nam An, huyện Chương Mỹ. Ảnh: Thiện Quang
Tương tự, tại huyện Thường Tín, sau 3 năm triển khai thực hiện Quyết định 1956, huyện đã tổ chức đào tạo cho trên 700 lao động với các nghề như trồng hoa, cây cảnh, sản xuất rau an toàn, tin học văn phòng, sơn mài, may công nghiệp...  Ông Nguyễn Ngọc Nam - Trưởng phòng LĐTBXH huyện Thường Tín chia sẻ, quy mô đào tạo nghề còn nhỏ lẻ, chất lượng một số lớp còn hạn chế, chưa gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người học. Hình thức học nghề còn mang nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn. Đặc biệt, vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo, nhất là đối với nghề phi nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số lao động sau học nghề chưa tìm được việc làm.
 
Thống kê trong 3 năm (2010 - 2012) triển khai Quyết định 1956, TP Hà Nội đã mở được 1.093 lớp đào tạo nghề cho gần 34.000 LĐNT, trong đó nghề nông nghiệp chiếm 32,4% và nghề phi nông nghiệp chiếm 67,6%. Tuy nhiên, theo đánh giá, một số nghề chưa trực tiếp tạo việc làm cho người lao động mà chỉ mang tính chất hỗ trợ quá trình làm việc của người lao động như tin học văn phòng nhưng được triển khai dạy với số lượng lớn. Đáng nói là mới chỉ có 7% lao động học nghề được bao tiêu sản phẩm và 4,9% lao động sau khi học nghề được vay vốn để tạo việc làm.
 
Đào tạo theo nhu cầu
 
 
 
Từ ngày 5/10, lao động bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn TP được hỗ trợ học nghề ngắn hạn tối đa là 3 triệu đồng/người/khóa học, hỗ trợ tiền ăn 15.000 đồng/người/ngày học, hỗ trợ đi lại không quá 200.000 đồng/người/khóa đối với người học nghề ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên. Bên cạnh đó, TP hỗ trợ lao động có nhu cầu vay vốn với mức vay tối đa 20 triệu đồng/chỗ làm mới được tạo ra.
Qua khảo sát trên địa bàn 18 huyện, quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây cho thấy có 131.185 người có nhu cầu học nghề. Trong khi đó, nhu cầu bổ sung lao động qua đào tạo giai đoạn 2011 - 2015 của 8.320 công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP là 311.106 lao động. Như vậy, trong vài năm tới, nếu những LĐNT có nhu cầu học nghề không được đào tạo, nguồn cung lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp trên địa bàn sẽ thiếu trầm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
 
Để đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề cho LĐNT, theo các địa phương cần chính sách hỗ trợ sâu sát hơn nữa cho người lao động. Ông Đàm Văn Thông - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức kiến nghị, ngoài việc tăng hỗ trợ chi phí học nghề, Chính phủ, TP cần có hướng tháo gỡ chính sách tín dụng sau học nghề, tạo điều kiện cho LĐNT vay vốn, tự tạo được việc làm, phát triển sản xuất.
 
Cùng với đó, theo bà Nguyễn Thu Hương - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Từ Liêm, cần đơn giản hóa thủ tục học nghề để khuyến khích LĐNT vì hiện nay thủ tục còn khá rườm rà. Đặc biệt, triển khai chương trình đào tạo nghề phải có sự "bắt tay" giữa cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, người lao động để tạo việc làm ổn định cho LĐNT sau học nghề. Trong đó, quan tâm đến LĐNT ở độ tuổi 35 - 60, lao động nữ vì đối tượng này rất khó tìm việc làm sau học nghề.Trong năm 2013, Hà Nội đặt mục tiêu đào tạo nghề cho hơn 39.500 LĐNT. Để từng bước nâng cao hiệu quả đào tạo nghề, Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 TP yêu cầu các huyện, thị xã căn cứ vào quy hoạch sản xuất, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và nhu cầu học nghề của LĐNT trên địa bàn để lựa chọn, tổ chức dạy nghề phù hợp. Trong đó, ưu tiên các xã nông thôn mới và LĐNT thuộc đối tượng hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ bị thu hồi đất canh tác nông nghiệp. Đồng thời xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh mức chi phí đào tạo nghề phù hợp với quy định hiện hành và chỉ số giá tiêu dùng.
Quang Thiện
Theo: ktdt.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1011785

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72694494