11:57 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Điểm Bưu điện - Văn hóa xã: Cần một định chế ổn định để phát triển

Thứ bảy - 24/08/2013 04:26
Với hơn 8.000 điểm có mặt ở hầu hết các xã trong toàn quốc, hệ thống điểm Bưu điện - Văn hóa xã (BĐ-VHX) truyền thông được tổ chức quản lý tập trung, là lợi thế đặc biệt để đưa các chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn có hiệu quả nhất. Việc củng cố phát triển hệ thống điểm BĐ-VHX sẽ góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Từ một mô hình sáng tạo

Từ một mô hình sáng tạo

So với lịch sử lâu dài của mạng bưu chính công cộng thì hệ thống điểm BĐ-VHX là một mô hình mới được hình thành từ năm 1998. Trước đó mạng lưới bưu chính, viễn thông của VNPT chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, quận huyện, nơi tập trung dân cư theo ba cấp: bưu cục cấp 1, bưu cục cấp 2, bưu cục cấp 3, cả nước chỉ có khoảng 3.000 bưu cục trên tổng số 9.000 xã. Như vậy trung bình 3 xã mới có một bưu cục, số dân bình quân là hơn 25.000 người/ 1 điểm diện tích gần 110 km2/01 bưu cục.
Năm 1998, sự ra đời của mô hình điểm BĐ-VHX được ghi nhận là bước đi sáng tạo của VNPT trong việc triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, nhà nước về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII. Giúp cho việc thực hiện được đồng thời nhiều mục tiêu: Phát triển cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thông phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn; Đưa các dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp cận với người nông dân, đặc biệt tại vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; Phục vụ thông tin liên lạc cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương; Tạo việc làm cho hàng ngàn lao động nông thôn; Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao dân trí cho người dân vùng nông thôn. Tạo ra hệ thống điểm đọc bổ sung rộng khắp trên toàn quốc, phục vụ nhân dân đọc sách báo miễn phí qua đó tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đưa khoa học kỹ thuật, pháp luật và công nghệ thông tin đến với người dân khu vực nông thôn.

Với các tiêu chí xây dựng ban đầu đó là: ưu tiên những xã chưa có bưu cục phục vụ; những xã đã có điện lưới quốc gia; những xã có khả năng lắp đặt điện thoại; những xã được chính quyền địa phương cấp đất tại các vị trí thuận tiện cho việc đi lại sử dụng dịch vụ và đọc sách báo của nhân dân v.v…Chủ trương phát triển hệ thống điểm BĐ-VHX đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân nông thôn.

Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 13 năm hoạt động của điểm BĐ-VHX do Bộ TTTT tổ chứcvào ngày 08/01/2012, tham luận từ các bộ, ngành đã đánh giá cao vai trò của hệ thống điểm BĐ-VHX trong đời sống xã hội, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phải có hệ thống cơ chế, chính sách để tiếp tục duy trì, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả hoạt động đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh và tình hình mới.
Từng bước khẳng định vị thế mới…
Năm 2008, hệ thống điểm BĐ-VHX chính thức được công nhận là thành phần của mạng bưu chính công cộng (BCCC) theo Quyết định 65/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 50/QĐ-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông. Mặc dù là thành tố của mạng BCCC được nhà nước đầu tư và duy trì để cung cấp dịch vụ BCCI nhưng trên thực tế hệ thống điểm BĐ-VHX còn đảm nhiệm chức năng rộng hơn, mang tính xã hội cao hơn đó là tổ chức phục vụ đọc sách báo, tra cứu thông tin miễn phí phục vụ cộng đồng và gần đây là đảm nhiệm thêm vai trò làm điểm tựa cho các chương trình, dự án của nhà nước về nông thôn.

Giai đoạn 2011-2013, mặc dù các điểm BĐ-VHX ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng do hầu hết đều có thời hạn sử dụng trên 10 năm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư. Tuy nhiên, trong khả năng có thể, Tổng công ty vẫn tiếp tục duy trì tồn tại để cung ứng dịch vụ công ích theo Quyết định 65/QĐ-TTg, tập trung đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, các dịch vụ hành chính công như chi trả BHXH, cấp đổi CMND, TKBĐ... Triển khai có hiệu quả các chương trình dự án của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ như: Dự án "Tăng cường đưa nội dung thông tin về cơ sở" thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia đưa thông tin về cơ sở, miền núi, vùng sâu, vùng xa tại gần 4000 điểm BĐ-VHX trên địa bàn 54 tỉnh; Dự án "Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng" do Quỹ BMGF tài trợ tại 1000 điểm BĐ-VHX thuộc 40 tỉnh; Chương trình phối hợp liên ngành giữa Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tăng cường tổ chức hoạt động đọc sách báo miễn phí tại các điểm BĐ-VHX thuộc chương trình nông thôn mới.

Theo Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 của Thủ Tướng Chính phủ; Quyết định 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định 463/QĐ-BTTTT của Bộ TTTT, các điểm BĐ-VHX đang được duy trì để phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo đó, tùy theo khả năng, điều kiện và căn cứ mục tiêu của từng địa phương, các điểm BĐ-VHX được hỗ trợ kinh phí đầu tư, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ sách báo, hỗ trợ nhân viên từ nguồn kinh phí của chương trình xây dựng nông thôn mới; nguồn ngân sách của tỉnh và nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Cụ thể, tại Quảng Nam, 50 điểm BĐ-VHX thuộc đề án "Hỗ trợ phát triển hệ thống điểm BĐ-VHX trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015" được hỗ trợ bằng ngân sách của địa phương. Tại Thừa Thiên - Huế, đã đặt mục tiêu đến năm 2020, có khoảng 60% điểm BĐ-VHX đạt chuẩn theo mô hình Trung tâm Truyền thông cộng đồng, gắn liền với các thiết chế văn hóa, thông tin tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Việc triển khai các chương trình, dự án của Chính phủ hiệu quả kinh tế mang lại cho doanh nghiệp có thể thấp, thậm trí doanh nghiệp còn phải bù đắp, hỗ trợ thêm, song đánh giá ở tầm vĩ mô, toàn xã hội thì hiệu quả mang lại là rất đáng kể, đó là cầu nối thông tin giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân khu vực nông thôn, thực hiện các chương trình an sinh xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới... Trong đợt khảo sát mới đây tại Thanh Hóa, Nghệ An, số lượng người dân đến điểm BĐ-VHX để tìm kiếm thông tin thông qua sách báo, Internet tăng bình quân từ 10 đến 20% so với trước đây, 80% số người dân được hỏi đều cho rằng việc triển khai các chương trình dự án đã giúp họ có thêm kênh thông tin hữu ích và thiết thực phục vụ đời sống vật chất và tinh thần.
…và cần có các định chế ổn định
Ngày 02/8/2013, Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức ban hành Thông tư quy định về hoạt động của điểm BĐ-VHX (thông tư 17/2013/TT-BTTTT). Theo đó, BĐ-VHX tiếp tục là điểm được duy trì để cung ứng dịch vụ vụ công ích và các dịch vụ kinh doanh theo định hướng phát triển của TCT; Tổ chức phục vụ đọc sách báo, tra cứu thông tin miễn phí phục vụ cộng đồng; được ưu tiên lựa chọn để cung cấp các chương trình viễn thông công cộng, đăng ký thuê bao di động trả trước và là điểm tổ chức triển khai các chương trình, dự án của nhà nước về nông thôn. Tiếp theo các Quyết định, chỉ đạo của Trung ương, của Chính phủ, sự ra đời của thông tư tiếp tục là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện để Bưu điện Việt Nam quản lý, duy trì hệ thống một cách hiệu quả trên cơ sở kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ từ trung ương và địa phương, vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, để điểm BĐ-VHX phát triển đúng hướng, thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ quy định tại Thông tư đang là một bài toán không đơn giản, đặc biệt là khi các khoản hỗ trợ kinh phí công ích của Nhà nước không còn, nguồn thu tại chỗ của hầu hết các điểm BĐ-VHX là rất ít.
Quá trình triển khai các chương trình dự án về nông thôn thông qua hệ thống BĐ-VHX những năm qua cho thấy không ít khó khăn. Do cơ sở vật chất xuống cấp quá mức, TCT chưa có điều kiện để cải tạo, sửa chữa. Đặc biệt, dothu nhập bằng nghề chính của người lao động vốn đã thấp, các dự án chương trình tuy có hỗ trợ trực tiếp cho lao động nhưng tổng thu nhập cũng không đạt mức tối thiểu vùng, không đủ khuyến khích người lao động với những nội dung công việc mà họ thực hiện theo dự án, chương trình. Bên cạnh đó, quá trình triển khai các chương trình truyền thông nông thôn gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị, triển khai và hậu triển khai. Khi chương trình dự án rút đi, cũng có nghĩa là khoản hỗ trợ thu nhập của người lao động không còn, những kết quả đã đạt được trong quá trình triển khai chương trình sẽ gặp khó khăn để duy trì.

Với vai trò là doanh nghiệp được nhà nước chỉ định duy trì và phát triển hệ thống mạng BCCC để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao, hiện tại Bưu điện Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng đề án hỗ trợ công ích sau năm 2013. Theo đó, đối với hoạt động của hệ thống điểm BĐ-VHX, TCT đề xuất nhà nước có sự hỗ trợ về các cơ chế, chính sách; hỗ trợ kinh phí duy trì hoạt động hàng năm bao gồm chi phí nâng cấp sửa chữa cơ sở vật chất, hỗ trợ các chính sách (BHYT, BHXH) cho nhân viên đảm bảo cho các hoạt động tối thiểu để sẵn sàng tiếp nhận các chương trình, dự án của nhà nước.
Bên cạnh đó, TCT cần khẩn trương thực hiện rà soát, quy hoạch lại toàn bộ
hệ thống, nghiên cứu đưa thêm các dịch vụ mới về cung cấp tại các điểm BĐ-VHX có khả năng phát triển kinh doanh, từng bước xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho nhân viên, thực hiện nâng cấp cơ sở vật chất, đáp ứng được yêu cầu kinh doanh và phục vụ.
Hy vọng rằng bên cạnh những nỗ lực của Bưu điện Việt Nam, sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước về định hướng hoạt động, cơ chế chính sách sẽ giúp cho hệ thống điểm BĐ-VHX có điều kiện và cơ sở ổn định để phát triển. Đây cũng sẽ là những lợi thế, những đòi hỏi cần thiết để lồng ghép nhiều chương trình, dự án, đáp ứng các mục tiêu phát triển nông thôn mới của các cấp các ngành, các đoàn thể, thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng đề ra.

 
Minh Ngà - Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Nguồn vnmedia.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 247

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 246


Hôm nayHôm nay : 54567

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1005596

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72688305