07:18 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải “oan” tội tăng trưởng nóng cho cây tiêu

Thứ ba - 04/07/2017 00:20
Nhiều ý kiến cho rằng diện tích cây tiêu tăng nóng, sản lượng tiêu cung vượt cầu là nguyên nhân làm giá tiêu trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), so với các mặt hàng nông sản khác, cây tiêu đang mang lại thu nhập khá cao cho người nông dân.
Đối với thị trường xuất khẩu, hồ tiêu Việt Nam vẫn còn dư địa, vì nhu cầu thế giới đang tăng và Việt Nam lại là nước xuất khẩu số một thế giới nên hoàn toàn có thể làm chủ “cuộc chơi”.
Theo phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 - tầm nhìn 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì và ổn định ở mức 50.000 ha, diện tích cho sản phẩm 47.000 ha, năng suất đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 140.000 tấn, sản phẩm tiêu chất lượng cao đạt 90%; kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 - 1,3 tỷ USD.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu hồ tiêu ước đạt 126 nghìn tấn và 714 triệu USD, tăng 18,3% về khối lượng nhưng giảm 16,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2017 đạt 5.876 USD/tấn, giảm 26,8% so với cùng kỳ 2016. Giá hồ tiêu trên thị trường nội địa cũng sụt giảm rất mạnh, so với cuối năm 2016 giá tiêu đã giảm tới 57.000 - 61.000 đồng/kg. Đây được xem là mức giảm kỷ lục của ngành hồ tiêu trong vòng 5 - 6 năm trở lại đây.
Giá hồ tiêu giảm mạnh do tình hình xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật Bản bị chững lại, trong khi đó diện tích hồ tiêu trên cả nước vượt quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu khiến giá hồ tiêu “đổ dốc”.
Song theo phân tích của ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch VPA, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Intimex Group, 6 tháng đầu năm 2017, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 18,3% so với cùng kỳ 2016. Qua đó cho thấy nhu cầu hồ tiêu trên thị trường toàn cầu vẫn tiếp tục mở rộng, lượng bán ra của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh. 
Thời gian qua giá tiêu tụt dốc là do Việt Nam vào vụ thu hoạch rộ, nông dân cần tiền trang trải đã đẩy mạnh bán ra. Khi thấy giá tiêu giảm mạnh, VPA kêu gọi bà con ngưng bán thì giá tiêu đã tăng trở lại. Nếu nông dân tiếp tục ngưng bán khoảng vài tháng giá tiêu trên thị trường sẽ hoàn toàn vững.
Theo VPA, nhu cầu hồ tiêu thế giới khoảng 300.000 tấn/năm, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 180.000 tấn/năm, 6 tháng đầu năm đã xuất khẩu 126.000 tấn còn lại 54.000 tấn, nếu chúng ta không ra hàng trên thị trường sẽ thiếu nguồn cung ngay, vì trên thị trường không có nguồn hàng nào có thể lấp vào khoảng thiếu hụt này, như vậy hồ tiêu vẫn có cơ hội tăng giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do các nước nhập khẩu biết sản lượng hồ tiêu của Việt Nam trong năm 2017 dự kiến tăng 15% so với vụ trước và do nông dân vào vụ cần bán ra, nên họ ra sức ép giá. 
“Năm nay sản lượng hồ tiêu của Việt Nam tăng, và vào vụ thu hoạch bà con muốn đẩy mạnh bán ra để có tiền trang trải, biết được tâm lý này các nước nhập khẩu sức ép giá nhằm hạn chế sản lượng cũng như giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam, chứ về mặt thị trường chúng ta vẫn tiếp tục mở rộng, sản lượng xuất khaaru vẫn tiếp tục tăng và nhu cầu tiêu dùng vẫn có. Nhìn chung, về cơ bản chúng ta vẫn đạt được mục tiêu xuất khẩu”, ông Nam khẳng định.
Tuy diện tích cây tiêu đã vượt quy hoạch của Bộ chủ quản, sản lượng có tăng, giá có sụt giảm, nhưng nếu so với các loại cây trồng khác cây tiêu vẫn cho thu nhập khá cao, và cao gấp 2 lần hơn so với cây cà phê. 
Đó là lý do tại sao bà con tiếp tục mở rộng diện tích cho dù có nhiều cảnh báo, bởi hồ tiêu Việt Nam với lợi thế năng suất cao, bình quân 3-5 tấn/hécta, mùa vụ không trùng với mùa vụ của các nước xuất khẩu khác nên không lo bị đụng hàng, nhờ vậy ngành hồ tiêu có cơ hội phát triển như vừa qua. 
“Các nước khác không tăng diện tích hoặc tăng không đáng kể, do năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, bình quân khoảng 500 kg/hécta”, ông Nam khẳng định.
Cây tiêu đang mang trên mình “tội” tăng trưởng nóng, cung vượt cầu làm giá tiêu “đổ dốc”. Muốn nói mặt hàng nào đó cung vượt cầu là khi sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ hết, nhưng trên thực tế sản lượng tiêu sản xuất đã tiêu thụ hết hoàn toàn.
Do vậy, vấn đề của cây tiêu bây giờ là chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thông điều chỉnh lại quy hoạch diện tích cho phù hợp với nhu cầu thực tế thị trường, và cũng để cây tiêu không còn “gánh” tội tăng nóng diện tích làm giảm giá xuất khẩu, còn người nông dân thì an tâm sản xuất.
Theo Vneconomy.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 97

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 96


Hôm nayHôm nay : 30791

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1193852

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72876561