01:42 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giải pháp căn cơ để không còn “giải cứu”?

Thứ sáu - 13/03/2020 05:46
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng loạt mặt hàng nông sản của Việt Nam bị ứ đọng tại các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc.
tr7.jpg
Đóng gói sản phẩm táo xuất ra thị trường tại Công ty TNHH đầu tư và phát triển TTM FARM, xã Lý Thường Kiệt (Yên Mỹ - Hưng Yên). Ảnh: Minh Quyết.

Trước tình trạng này, ngành chức năng đã đề xuất nhiều giải pháp căn cơ trong việc tìm đầu ra cho nông sản theo hướng bền vững.

Chế biến để tăng sức cạnh tranh 

“Giải cứu nông sản” là cụm từ được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, tuy nhiên, thẳng thắn mà nói thì bản chất của tổ chức giải cứu nông sản là sự thất bại trong việc sản xuất nông nghiệp, được mùa mất giá cứ như vòng lặp “vận” vào người nông dân trong nhiều năm nay không riêng gì trong đợt dịch Covid-19 này. Một số sản phẩm cứ đến mùa thu hoạch lại dư thừa như dưa hấu, thanh long, cà phê, củ cải…, làm đời sống người nông dân điêu đứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển nông nghiệp và kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó, việc quá phụ thuộc vào một thị trường cũng là rào cản lớn trong việc phát triển nông nghiệp. Theo thống kê, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam  đạt 41,3 tỷ USD, thị trường Trung Quốc chiếm 27,8%. Do diễn biến khó lường của dịch Covid-19,  hàng loạt cửa khẩu phải đóng cửa khiến thị trường tiêu thụ nông sản của người Việt chao đảo,

Ông Nguyễn Đình Tùng, đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng, khi dịch bệnh xảy ra, nhóm bị ảnh hưởng ngay lập tức là những doanh nghiệp xuất hàng đi Trung Quốc gần như tê liệt. Trong khi đó, với nhóm nông dân nằm trong vùng liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu, hoặc đi các thị trường khác thì vẫn được đảm bảo. Doanh nghiệp vẫn giữ uy tín, thu mua trái cây cho bà con.

“Đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại, bà con cần chuyển hướng liên kết với doanh nghiệp. Còn xưa nay chúng ta chỉ nhìn vào thị trường Trung Quốc, buôn bán tiểu ngạch, không có hợp đồng”, ông Tùng nói.

Có thể nói, việc xuất - nhập khẩu nói chung cũng như xuất khẩu nông sản nói riêng, để tỷ trọng quá lớn vào một thị trường thường mang lại rủi ro cao. Bởi vậy, điều cấp thiết nhất của Chính phủ bây giờ là vấn đề mở rộng thị trường tiêu thụ cho nông sản, đặc biệt là hướng đến  thị trường phát triển, cần nguồn cung lương thực, thực phẩm chất lượng cao. 

Tuy nhiên, để nông sản Việt “đánh chiếm” các thị trường khó tính như như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… là một thách thức, do trình độ chế biến, năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam so với nhiều nước còn hạn chế, nhận thức của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về công nghiệp chế biến chưa cao nên đầu tư cho máy móc sản xuất còn thấp.

Ông Phạm Văn Duy, Phó cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cho rằng, công nghiệp chế biến nông sản tại nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: chưa đáp ứng được yêu cầu đầu ra cho khâu sản xuất nguyên liệu, gia tăng giá trị hàng nông sản qua chế biến còn thấp; dây chuyền thiết bị cũ, công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm đơn giản, tiêu hao nhiều nguyên liệu và năng lượng, chi phí sản xuất trong nông nghiệp còn rất cao. Lượng rau quả, thịt được đưa vào chế biến chỉ chiếm 5 - 10% sản lượng hằng năm. Các sản phẩm như: mía, lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, sắn, thủy sản… không đủ công suất chế biến khi vào chính vụ.

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan: “Nếu xuất khẩu tươi, khi vào mùa vụ bán ào ạt với giá rất rẻ, còn nếu chúng ta có phương tiện bảo quản thì hàng bán ra từ từ, giá tốt hơn, cũng đỡ vất vả hơn. Tuyệt đối không thể nhìn xuất khẩu nông sản chỉ là những mặt hàng tươi, phải nghĩ rằng đây là nguyên liệu cho một loạt ngành công nghiệp chế biến để tạo giá trị gia tăng cao hơn”.
 

Để ngành công nghiệp chế biến bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận đất đai để xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến, vùng nguyên liệu, hay chính sách vay vốn, giảm thuế cho DN trong giai đoạn đầu khi mới bắt đầu đầu tư, đặc biệt là chính sách ưu tiên cho DN ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến; từ đó, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh cho sản phẩm nông lâm thủy hải sản Việt Nam.

Sản xuất có định hướng và theo quy hoạch với doanh nghiệp là đầu tàu

Hiện nay, tại nhiều địa phương, nông dân vẫn sản xuất hàng hoá theo kiểu tù mù, thiếu thông tin định hướng đầu ra cho sản phẩm, dẫn đến việc khủng hoảng dư thừa nông sản, đến lúc thu hoạch vẫn không biết địa chỉ tiêu thụ sản phẩm ở đâu mà chỉ  chờ thương lái thu mua, dẫn đến tình trạng thường xuyên bị ép giá, buộc phải bán tống bán tháo, thậm chí phải đổ bỏ.

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Nguyễn Như Cường cho rằng, sản xuất theo định hướng quy hoạch vùng là tiền đề cho phát triển nông nghiệp bền vững. Việc phá vỡ quy hoạch sẽ dẫn đến những hệ lụy mất cân đối cung - cầu, tình trạng “được mùa, rớt giá”.

Xin dẫn chứng việc ồ ạt trồng củ cải tại huyện Mê Linh (Hà Nội) những năm trước, hay giai đoạn 2014-2015, nhiều địa phương đồng loạt trồng hoa ly, củ cải dẫn đến cung vượt cầu, giá giảm mạnh…

Đánh giá về vấn đề giải cứu nông sản, bà Phạm Chi Lan chia sẻ: “Giải cứu nông sản không chỉ là trách nhiệm của ngành nông nghiệp mà còn của các ngành khác. Ví dụ như đầu tư vào các phương tiện để bảo quản, lưu giữ các sản phẩm nông sản tốt hơn; đầu tư về mặt thị trường, để các Trung tâm Khuyến nông hiện nay có cả kỹ năng làm những việc đó. Phải xem ngân hàng có sẵn sàng cho vay với lãi suất hợp lý hay vẫn giữ mức lãi suất ngất ngưởng. Nếu lãi suất quá cao, rủi ro lớn thì người nông dân không dám vay vốn, doanh nghiệp không dám đầu tư. Rủi ro trong ngành nông nghiệp là rất lớn do các yếu tố về thời tiết, thị trường, vì thế, Nhà nước phải có chính sách, các ngành cần chung tay”.

Để phát triển nông nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng suất, hiệu quả lao động và đời sống của nông dân, đòi hỏi các bộ, ngành chức năng và các cấp chính quyền phải phối hợp khắc phục những nguyên nhân đang kìm hãm sự phát triển của ngành nông nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng giải pháp căn cơ, có tính khả thi, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông sản cả trong nước và ngoài nước, lấy doanh nghiệp là trung tâm, là đầu tầu dẫn dắt việc sản xuất theo quy hoạch, theo thị trường.

 Thanh Xuân/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 508


Hôm nayHôm nay : 28514

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1419536

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74466507