06:49 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngành nông nghiệp nỗ lực thoát tăng trưởng âm: Trông chờ vào con tôm

Thứ hai - 22/08/2016 20:18
Con tôm đang được lãnh đạo Bộ NN&PTNT kỳ vọng sẽ tạo ra lực đẩy thoát tăng trưởng âm của ngành trong những tháng cuối năm.
 
  •  
Ngành nông nghiệp nỗ lực thoát tăng trưởng âm: Trông chờ vào con tôm
Con tôm đang trở thành “cứu cánh” cho ngành nông nghiệp. Ảnh minh họa

Lấy tôm bù lúa

Trước đó, 6 tháng đầu năm 2016, lần đầu tiên trong khoảng 20 năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Trồng trọt là ngành là bị tổn thương nhiều nhất, khi cây lương thực bị giảm tới 1,3 triệu tấn khiến cho cả lĩnh vực trồng trọt giảm tới 0,78%. 

Trong khi đó, diện tích tôm nước lợ lại thành “điểm sáng” khi dự kiến có thể tăng lên tới 690 ngàn ha để có được sản lượng vào khoảng 680 ngàn tấn. Ngành nông nghiệp tính toán, nếu như làm được điều này có nghĩa sẽ thêm được 50 ngàn tấn tôm, tương đương giá trị của 1 triệu tấn lúa bị thâm hụt.

Trong các đối tượng nuôi trồng thủy sản hiện nay, con tôm được xem là còn dư địa phát triển mạnh. Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) đánh giá, khả năng tăng trưởng sản lượng đối với tôm trên thế giới khó vì các “cường quốc” tôm đều đang tập trung cho tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, tôm sú của Việt Nam có ưu thế rất lớn về giá trị và thị trường cao cấp do cỡ tôm to, ít bị cạnh tranh, giữ thế độc quyền trên thị trường thế giới.

Nhận định tôm là đối tượng nuôi có dư địa lớn để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành, Bộ NN&PTNT đang thúc đẩy các mô hình tôm – lúa và các mô hình nuôi xen tôm và các đối tượng khác với kỳ vọng thúc đẩy năng suất trong ruộng nuôi quảng canh cải tiến lên 300-400kg/ha; năng suất trong ao bán thâm canh bậc thấp đạt 1,2-1,5 tấn/ha.

Dồn lực cho con tôm

Để đạt mục tiêu đề ra, Bộ NN&PTNT đã ban hành một kế hoạch hành động phát triển nuôi tôm nước lợ các tháng cuối năm 2016. Theo đó, muốn duy trì mục tiêu tăng trưởng, đạt mục tiêu đề ra cho ngành tôm nước lợ trong năm 2016, Bộ này yêu cầu trong những tháng còn lại, các đơn vị và địa phương cần nỗ lực tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó chú trọng xây dựng chương trình phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ, kiểm soát dịch bệnh, kịp thời xử lý các ổ dịch.

“Tăng cường quan trắc môi trường và dịch bệnh tại các vùng nuôi, kiểm dịch, kiểm soát chất lượng tôm giống, tổ chức Hội nghị bàn giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng giống, cân đối cung cầu tôm giống, chủ động giải pháp đảm bảo đủ giống tôm có chất lượng cho sản xuất”- Bộ NN&PTNT nhấn mạnh trong kế hoạch vừa ban hành.  

Ngoài việc tổ chức đợt cao điểm thanh, kiểm tra khâu thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, lưu thông sản phẩm tôm, phát hiện và xử lý các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất, Bộ NN&PTNT còn chỉ đạo các đơn vị của ngành phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thực hiện các giải pháp thị trường tiêu thụ tôm, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu và thị trường. 

Trong kế hoạch, Bộ này cũng đề xuất với Chính phủ, chính quyền các địa phương triển khai một số chính sách tín dụng phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp và người nuôi khi gặp khó khăn về vốn, tiếp tục thực hiện chương trình bảo hiểm đối với con tôm.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, từ tháng 5, Bộ này đã chỉ đạo 3 đoàn cán bộ của Tổng cục Thủy sản đi vào các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để phối hợp chặt chẽ với hệ thống cán bộ nông nghiệp tại đây tập trung tuyên truyền về quy trình kỹ thuật, tham gia hướng dẫn ươm tôm, thâm canh tôm, ứng dụng nuôi tôm sinh thái. Nhờ đó, trong 3 tháng qua đã đưa ra được 50 tỉ con giống. 

“Năm nay thời vụ ngắn lại nên giai đoạn ươm phải kéo dài hơn, thậm chí những vùng làm tốt có thể kéo dài 20-25 ngày để khi đưa ra đảm bảo tỷ lệ sống cao, rút ngắn thời gian nuôi trong ao, dễ quản lý. Cùng với đó Bộ đang chỉ đạo Tổng cục Thủy sản phối hợp với các địa phương tăng cường các chương trình tập huấn, quản trị kỹ thuật để nuôi tôm sinh thái, hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng các hoạt chất, kháng sinh, tránh dư lượng, đảm bảo cho xuất khẩu… Con tôm nuôi chỉ 60, 70, 80, 90 ngày tùy từng loại nên hoàn toàn đủ điều kiện để thu hoạch sản phẩm trong mấy tháng còn lại của năm” - Bộ trưởng Cường cho biết. 

Các địa phương đang phát triển đúng tiến độ

“Năm nay dự kiến có thể tăng diện tích tôm nước lợ lên 690 ngàn ha để có được sản lượng vào khoảng 680 ngàn tấn. Nếu như làm được điều này là có thêm được 50 ngàn tấn tôm, tương đương giá trị của 1 triệu tấn lúa. Hiện các tỉnh trọng điểm tôm nước lợ đang phát triển đúng theo tiến độ này. Vấn đề đặt ra là phải quản trị được mấy việc: Chất lượng giống; Quy trình chăm sóc; Xúc tiến thương mại. Nếu sản xuất ồ ạt mà không quản trị tốt thì chắc chắn chỉ có sản phẩm xấu và khó khăn về đầu ra”.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường

Theo Gia Khánh/baophapluat.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 133

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 131


Hôm nayHôm nay : 26376

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 253965

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73300936