10:11 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người nông dân bỏ ruộng Nhiều bất ổn trong các chính sách về nông nghiệp

Chủ nhật - 25/08/2013 04:49
Hiện tượng người nông dân trả ruộng, bỏ ruộng, chán ruộng, bán ruộng và cả bị ép rời ruộng "ly nông" và "ly hương" đã manh nha từ hàng chục năm nay, dường như ngày càng đậm nét và lan rộng hơn, thậm chí đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" đòi hỏi cần có nhận thức và hành động mới, quyết liệt và hiệu quả hơn.
Bỏ ruộng vì thu không đủ chi
 
Sức ép rời bỏ đồng ruộng không chỉ là từ các quyết định hành chính trong khuôn khổ các dự án di dời lấy đất nông nghiệp cho phát triển KT - XH, mà còn từ nhiều lý do kinh tế - tài chính; trong đó chủ yếu do thu không đủ chi, do giá vật tư nông nghiệp (như đạm, lân, kali, thuốc trừ sâu...), giá giống cây trồng, các loại dịch vụ tăng quá cao, các khoản đóng góp  vượt quá sức chịu đựng của người dân khi đảm nhận ruộng giao khoán. Ngoài ra, cơ chế thiếu minh bạch, khiến lợi ích thu mua trữ không chỉ thóc gạo, mà nhiều mặt hàng nông sản thường rơi vào thiểu số nhóm lợi ích của các doanh nghiệp. Giá thu mua bị thao túng làm người nông dân cùng các tiểu thương thu mua nhỏ lẻ bức xúc, chịu thiệt, mất động lực sản xuất - kinh doanh.
 
Nông dân bỏ ruộng ngày càng nhiều vì thu nhập từ trồng lúa còn quá thấp. Ảnh: Đức Giang
Nông dân bỏ ruộng ngày càng nhiều vì thu nhập từ trồng lúa còn quá thấp. Ảnh: Đức Giang

Thực tế cho thấy, sản xuất đất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, sâu bệnh và các chi phí sản xuất đầu vào tạo nhiều áp lực và rủi ro cho người dân. Đặc biệt, giá cả phân bón, vật tư tăng cao, lãi suất tín dụng và đầu tư Nhà nước vào nông nghiệp nhiều bất cập; trong khi sản phẩm nông nghiệp không tiêu thụ được hoặc giá bán lại thấp, nên người sản xuất không những có thu nhập thấp, mà còn chịu lỗ. Ngoài ra, hiện tượng manh mún khiến khó tổ chức sản xuất theo hướng công nghiệp và công nghệ cao càng làm mất sức hấp dẫn của kinh doanh nông nghiệp đối với các doanh nghiệp. Nói cách khác, lợi thế đầu tư và phát triển nông nghiệp theo bề rộng và nhờ sự giải phóng tâm lý những ngày đầu được giao ruộng đã tới giới hạn, cần được thay bằng yêu cầu tích tụ tập trung ruộng đất và đầu tư phát triển theo bề sâu trong nông nghiệp.
 
Hơn nữa, nông dân trả ruộng vì các khoản thu của địa phương gắn với ruộng được giao khoán đã ngày càng cao và họ không có nguồn thu nào khác ngoài hạt thóc, củ khoai, vốn bị giới hạn ngặt nghèo về năng suất, thời tiết. Dù Nhà nước đã miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, thủy lợi phí, nhưng nhiều địa phương lại đặt ra từ 15 - 40 khoản thu các loại gắn với ruộng, đất trong sổ bộ. Trong đó, nhiều nhất là phí dịch vụ của HTX và các khoản thu của thôn, đội, như: Phí chuyển giao khoa học kỹ thuật; bảo vệ thực vật; bảo vệ đồng ruộng; dịch vụ thủy nông; quỹ nội đồng; tiền bắt chuột; thu làm đường bê tông; tiền điện đường; xây dựng đường giao thông; đổ đất bờ ao; vệ sinh môi trường; tang lễ; quỹ trẻ thơ; quỹ khuyến học. Phần lớn các khoản đóng góp được tính dựa trên diện tích đất ruộng của từng gia đình. Địa phương chỉ căn cứ vào diện tích đã được cấp giấy chứng nhận để thu, dù diện tích đất có để hoang thì vẫn phải nộp. Vì thế, nhiều hộ nông dân trả ruộng để tránh những khoản đóng góp ấy.
 
 Dòng di cư ra TP tăng mạnh, để lại làng quê chủ yếu là đàn bà, ông già và con trẻ, khiến lao động nông
 
Theo báo cáo của 46 tỉnh, TP và kết quả điều tra của Cục Hợp tác xã và PTNT, số lượng, mức thu các khoản đóng góp của nông hộ rất cao. Bình quân mỗi hộ phải chịu 30 - 40 khoản đóng góp, với mức 250.000 đến 800.000 đồng/năm. Nhiều nơi, nông hộ chịu trên 20 khoản đóng góp do xã và các tổ chức thu, mức thu bình quân 300.000 - 500.000 đồng/hộ/năm và khoảng 10 khoản phí dịch vụ do hợp tác xã thu, với mức 200.000 - 300.000 đồng/hộ/năm.
nghiệp bị thiếu hụt cũng là nguyên nhân khiến tình trạng bỏ ruộng nặng nề hơn. Thật khó hình dung khi tính toán trong điều kiện thuận lợi về thời tiết và năng suất, một người nông dân canh tác 3 sào lúa Bắc Bộ mà thu nhập bình quân không quá 5.000 đồng/ngày (giá năm 2004). Có nơi, dân trả ruộng cho xã, xã cho đấu thầu 25kg thóc/sào mà người nhận còn không muốn cấy, bỏ ruộng hoang. Có địa phương, thôn đã xuất quỹ thuê cày bừa, huy động Hội Phụ nữ, Hội Nông dân ra cấy, còn chủ ruộng phải nộp hết những phí nội đồng, phí bảo vệ thực vật…, mời mãi cũng không ai nhận cấy vì theo người dân, "thu không đủ nộp". Điều này càng khiến làn sóng di cư lên thành thị kiếm việc ngày một tăng bởi "một tháng còn kiếm được tiền triệu, bằng cả năm trồng lúa".
 
Đã đến mức đáng báo động
 
Là quốc gia tự hào về nền văn minh lúa nước lâu đời, cường quốc hàng đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, hạt điều, cao su, cá da trơn, tôm…, song thực trạng người nông dân bỏ ruộng, quay lưng với "Tấc đất tấc vàng" đã đến lúc báo động và  không thể không quan tâm. Khu vực nông nghiệp - nông thôn tuy là nơi khởi nguồn công cuộc đổi mới, nhưng lại đi chậm nhất và đang khiến nơi đây ngày càng trở thành nơi khởi nguồn mới nhiều vấn đề bức xúc về phát triển bền vững cả về kinh tế - xã hội và môi trường, cũng như vì mục tiêu con người...
 
Đằng sau hiện tượng người nông dân bỏ ruộng là vấn đề chính sách kinh tế - xã hội và những áp lực toàn diện về việc làm, thu nhập, an sinh, bình đẳng và công bằng xã hội, mà chúng trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài, đe dọa bất ổn vĩ mô và vi mô cho tương lai đất nước và mỗi gia đình nếu không có những đột phá trong nhận thức và hành động nhằm cải thiện tình hình, đặc biệt là những chính sách đúng đắn giúp người nông dân an tâm gắn bó, có tích lũy, thu nhập ổn định bằng mảnh ruộng của mình...
 
Theo thống kê của Cục Hợp tác xã và phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, trung bình mỗi nông hộ được giao 5 - 6 sào ruộng (1 sào Bắc Bộ = 360m2). Nếu chỉ cấy hai vụ lúa với giá trị sản xuất 4,5 triệu đồng, trừ chi phí, mỗi hộ còn thực lãi 2,2 triệu đồng/năm, tương đương 183.000 đồng/tháng và 6.100 đồng/ngày. Trừ tiếp các khoản đóng góp do xã và các tổ chức thu (bình quân toàn vùng là 150.000 đồng/hộ), mỗi hộ chỉ còn khoảng hơn 2 triệu đồng trang trải cho cuộc sống, tính ra một hộ thuần nông chỉ được phép tiêu trong phạm vi 5.500 đồng/ngày.
TS Nguyễn Minh Phong
Nguồn: ktnt.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 269


Hôm nayHôm nay : 52922

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 967481

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71194796