04:16 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông dân đang thiệt kép rất lớn

Chủ nhật - 04/10/2015 07:40
Số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu 11 mặt hàng nông sản chủ yếu (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu, chè, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm) trong tháng 9 vừa qua chỉ đạt 1,98 tỉ đô la Mỹ, giảm tới 16,5% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm 2015 cũng chỉ đạt 19,97 tỉ đô la Mỹ, giảm 7% so với cùng kỳ.
Với việc giá nông sản xuất khẩu giảm, giá vật tư nông nghiệp luôn trong xu thế tăng, nông dân đang bị thua thiệt lớn. Ảnh: KINH LUÂN

Với việc giá nông sản xuất khẩu giảm, giá vật tư nông nghiệp luôn trong xu thế tăng, nông dân đang bị thua thiệt lớn. Ảnh: KINH LUÂN

Thiệt đơn do giá xuất khẩu

Việc rổ hàng nông sản xuất khẩu này “co lại” như vậy chủ yếu là do giá xuất khẩu tiếp tục giảm.

Tổng kim ngạch xuất khẩu bảy mặt hàng nông sản chủ yếu có số liệu thống kê về lượng và giá trị (gồm gạo, cà phê, điều nhân, sắn và sản phẩm sắn, cao su, hạt tiêu và chè) trong chín tháng đầu năm nay chỉ đạt 8,95 tỉ đô la Mỹ, giảm 9,9% so với cùng kỳ. Thế nhưng, nếu cùng quy về giá năm 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm nay đạt 11,52 tỉ đô la Mỹ. Như vậy, khoản “thua thiệt” về giá đã lên tới 2,57 tỉ đô la Mỹ, tương ứng với 28,7% kim ngạch xuất khẩu thực tế.

Điều đáng ngại là xu thế giảm giá của các mặt hàng nông sản này hiện nay vẫn tiếp tục mạnh lên. Nếu như tỷ lệ thua thiệt về giá trong cùng kỳ năm 2012 mới chỉ là 16,6%; năm 2013 tăng lên 23% thì năm 2014 tiếp tục nhích lên 23,9% kim ngạch xuất khẩu thực tế.

Một động thái khác cũng rất đáng lưu ý là nhập khẩu 14 mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu vẫn tiếp tục xu thế tăng, cho nên xuất siêu hàng nông sản đã giảm mạnh. Nếu như tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này trong chín tháng đầu năm 2012 mới đạt 9,59 tỉ đô la Mỹ, cùng kỳ năm 2013 tăng lên 10,62 tỉ đô la Mỹ thì cùng kỳ năm 2014 tăng mạnh lên 12,37 tỉ đô la Mỹ và chín tháng đầu năm nay đã đạt kỷ lục 13,09 tỉ đô la Mỹ.

Xuất siêu bình quân các mặt hàng nông sản chủ yếu trong cùng kỳ ba năm trước là 8,95 tỉ đô Mỹ, đạt tỷ lệ tới 82,4%. Nhưng với tình hình này, chín tháng đầu năm nay, xuất siêu đã giảm rất mạnh, chỉ còn 6,88 tỉ đô la Mỹ, tương ứng tỷ lệ 52,5%.

Những biến động của giá cả như vậy đã “làm mờ” một thực tế đặc biệt đáng quan tâm là nhập khẩu hàng nông sản còn tăng “khủng” hơn nhiều so với những gì các số liệu thống kê cho thấy.

Nếu theo các số liệu thống kê, nhập khẩu 14 mặt hàng nông, lâm nghiệp, thủy sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu trong chín tháng đầu năm 2015 chỉ tăng rất khiêm tốn 5,8% so với cùng kỳ năm 2014, còn nhập khẩu bảy mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chủ yếu có số liệu thống kê về lượng và giá trị đã tăng đáng lo ngại 17,1% nhưng nếu quy về giá năm 2011 thì cả hai đều đã tăng “rất khủng”, ở mức 14,6% và 32,7%.

Thiệt kép do giá tiêu dùng trong nước

Từ năm 2012 đến nay giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng 14,94%, nhưng giá của tất cả các nhóm hàng hóa, dịch vụ khác đã tăng tới 25,34%. Điều này cũng có nghĩa là nông dân đã phải bán hàng nông sản với giá rẻ và mua hàng công nghiệp và dịch vụ với giá đắt hơn nhiều. Trong đó, thua thiệt của nông dân làm lương thực là đặc biệt lớn. Bởi lẽ, trong cùng kỳ, giá lương thực chỉ tăng “tượng trưng” 4,07% nhưng giá hàng phi lương thực và dịch vụ tăng tới 23,61%.

Tất cả những điều nói trên có nghĩa là tỷ giá cánh kéo giữa hàng nông sản với hàng công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là giữa lương thực với hàng công nghiệp và dịch vụ đã doãng rất rộng. Điều này đương nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của thị trường trong nước, bởi dân cư khu vực nông thôn hiện vẫn chiếm gần hai phần ba dân số cả nước. Đây chính là lý do để giải thích tại sao xuất khẩu vẫn tăng nhanh nhưng quá trình khôi phục nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước ta không được như mong đợi.

Và xa hơn nữa, khoảng cách giàu - nghèo giữa hai khu vực đô thị và nông thôn của nước ta đang doãng rộng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

Theo Nguyễn Đình Bích/thesaigontimes.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản phẩm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 408


Hôm nayHôm nay : 25536

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 837909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64823853