14:47 EST Thứ ba, 12/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phân bò đắt giá

Thứ hai - 23/03/2015 09:58
Những ngày này, dọc theo đường quốc lộ 1 đến đường liên thôn, liên xóm ở tỉnh Phú Yên, phân bò cho vào bao tải chất đống nối dài thành “núi” chờ xe tải đến chở. Phân bò đang là mặt hàng đắt giá nên khắp nơi đang rộ lên phong trào mở đại lý mua đi bán lại… phân bò
Những phụ nữ đi “mót” phân bò bỏ trong thúng gánh đến đám đất trống phơi khô để bán

Những phụ nữ đi “mót” phân bò bỏ trong thúng gánh đến đám đất trống phơi khô để bán

Phân bò sau khi thu gom chất từng đống, các đại lý thuê người vác lên xe đại tải chở đi các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước bán lại cho người trồng cà phê, thanh long. Phân bò đắt hàng, người già cần mẫn ra ruộng “mót” từng mảnh phân rơi vãi rồi phơi khô để bán, trong khi đó ruộng đồng của mình đang kiệt sức vì không được lót phân bò, vì vậy từ đất màu mỡ, tươi xốp trở thành đất da beo. Rầm rộ mua bán phân bò Chiều ngày 16/3, chúng tôi đi đường quốc lộ 1, từ xã An Mỹ, An Hoà ra đến thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An), rồi vòng theo ĐT641 lên xã Xuân Sơn Nam, Xuân Phước (huyện Đồng Xuân), tiếp tục theo tuyến quốc lộ 19C qua tận xã Đức Bình Đông, Ea Trol (huyện Sông Hinh), cảnh quan hai bên đường là những “núi” phân bò chất cao chờ xe tải đến chở. Ông Trần Văn Tiến, một đại lý thu mua phân bò ở xã Xuân Phước cho hay: “Một xe tải chở 15 tấn, một tháng xuất bán cỡ 3 xe. Đi mua phân bò phải dặn trước vì hiện nay người mua phân bò đi đâu “đụng đấy”, ai cũng mong được mua bán được phân bò. Nhiều người “làm ăn lớn” mua cả xe tải chuyên chở phân bò. Anh Nguyễn Văn Hùng, chủ một đại lý mua bán phân bò ở xã An Hoà bỏ ra hơn trăm triệu đồng mua xe tải 15 tấn chuyên chở phân bò đi liên tỉnh. Anh cho biết: “Tôi làm nghề “mua đi bán lại” phân bò gần 10 năm nay. Một tháng trung bình tôi xuất bán 5 xe. Chở vô Bình Thuận thì bán cho nhà vườn thanh long, còn chở lên Gia Lai, Đắk Lắk thì bán lại cho nhà vườn cà phê, gần đây các nhà máy phân vi sinh Gia Lai, Đắk Lắk cũng “ăn” phân bò nên họ đặt hàng”. “Núi” phân bò chất ven quốc lộ 1 đoạn qua xã An Cư (huyện Tuy An, Phú Yên) chờ xe tải đến chở Cũng chính vì vậy, phân bò đang là mặt hàng đắt giá, nhiều người nông dân làm ra tiền từ nguồn phân bò. Bà Trần Thị Nhung ở xã An Phú (TP Tuy Hoà) cho biết, nuôi 5 con bò trung bình một tháng lúc chăn thả rơi vãi ở ruộng, còn lại trong chuồng gom bán được 300.000đ (trung bình mỗi ngày 5 con bò cho ra một bao phân), một năm bán gần 4 triệu đồng. Hiện nay ở các xã miền núi người dân nuôi nhốt bò “trữ” phân để bán. Người nuôi trồng cỏ voi rồi cắt cỏ gánh về cho bò ăn không lùa chăn thả để “tận dụng” hết phân bò bán cho đại lý. Theo nhiều người dân, phân bò hiện nay rất đủ chất, không như trước kia bò cho ăn cỏ, rơm rạ, nay nhiều người nấu cháo nuôi bò. Nồi cháo nấu từ cám, chuối cây, rau muống, gạo và pha vào ít thức ăn cám công nghiệp. Khi bò thải ra, ủ phân hoai đem bón cây xanh tốt, ít sâu bệnh nên người trồng cà phê, thanh long rất mê… Phân bò nặn thành bánh phơi trên đường Tiến sĩ Nguyễn Trọng Tùng, Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên phân tích: “Để chữa được căn bệnh ruộng nghèo dinh dưỡng, cần phải bón phân bò. Nếu không có phân bò làm “vốn” cho đất thì năm nào nông dân cũng phải móc túi số tiền lớn mua các loại phân bón hóa học, như vậy không mang lại hiệu quả kinh tế”. Theo ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng phòng Nông nghiệp của Sở NN-PTNT Phú Yên, chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính trên địa bàn tỉnh Phú Yên, mỗi tháng lượng phân bò xuất đi các tỉnh lên hàng trăm tấn. Đàn bò của tỉnh hiện 176.930 con, người dân ở đây nuôi bò để bán phân bò không vãi ruộng, đó là điều thiếu sót rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Ruộng, gò “khát” phân bò Ở một số vùng như An Hoà, An Cư có nhiều người già làm nghề đi lượm phân bò. Hằng ngày, họ rong ruổi khắp các tuyến đường lượm phân bò phơi khô, thậm chí nặn thành bánh. Trên các đám ruộng đang bỏ hoang, người lượm phân bò chờ đến sẩm tối thu gom phân bò rơi vãi cuối cùng trong ngày. Cái bao luôn kè kè sau lưng họ từ đồng này sang đồng khác để lượm phân bò. Bà Nguyễn Thị Sa ở xã An Hoà cho biết, hằng ngày tôi đi “mót” phân bò bỏ trong thúng gánh đến đám đất trống phơi khô để bán. Trúng nhất là mùa thu hoạch lúa, bò chăn thả trên đồng nên lượm được nhiều”. Cũng chính vì nhiều người chịu khó đi mót phân bò mà trên ruộng không có chút phân bò thấm xuống đất, các cánh đồng An Hoà, An Mỹ trước đây màu mỡ giờ trở thành đất da beo. Còn các vùng gò đồi từ xã Xuân Sơn Nam đến xã Xuân Phước, đất đồi tươi tốt trở thành đất sạn cốm chai cứng. Thương lái tới "ăn" phân bò Ông Phan Văn Thanh, ở xã Xuân Phước, nói: “Đất ở đây chỉ có phân bò bón lót mới tươi xốp được, nhưng người dân đua nhau bán phân bò hết rồi. Tôi cũng làm nông thấy nông dân mình bán phân bò mà nóng mặt”..  
LA HAI
Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: phân bò

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 397


Hôm nayHôm nay : 39113

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 481061

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70708376