Chương IV: Khảo nghiệm, kiểm định giống thủy sản
Điều 10: Nguyên tắc về khảo nghiệm
1. Các trường hợp phải khảo nghiệm:
a) GTS lần đầu tiên được tạo ra trong nước.
b) GTS mới lần đầu được nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Đối với GTS đã qua nghiên cứu, lai tạo theo đề tài/dự án đã được công nhận cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước thì được công nhận là giống mới, Tổng cục Thủy sản (TCTS) tổng hợp, trình Bộ NN&PTNT bổ sung vào danh mục GTS được phép sản xuất kinh doanh.
Điều 11. Điều kiện đối với cơ sở khảo nghiệm GTS
Cơ sở thực hiện khảo nghiệm GTS phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau:
1. Đã đăng ký hoạt động khảo nghiệm GTS với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có chức năng nghiên cứu về GTS.
2. Có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sinh thái của đối tượng khảo nghiệm; phù hợp với quy hoạch và đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường;
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng đối tượng, phẩm cấp GTS; có số lượng ao hoặc bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm, dù nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo; đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản; có đủ thức ăn, hóa chất, sản phẩm khác phục vụ trong quá trình khảo nghiệm.
4. Có ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành NTTS trở lên.
Điều 12. Thủ tục công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm
1. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm (Phụ lục 5);
b) Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm GTS (Phụ lục 6);
c) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề phù hơp;
d) Văn bằng tốt nghiệp của 02 nhân viên kỹ thuật.
Hồ sơ quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1 Điều này là bản sao chụp và mang theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp cơ sở nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc bản sao hợp pháp với trường hợp cơ sở gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
2. Trình tự công nhận cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm:
a) Cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư này có nhu cầu đăng ký, gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về TCTS.
b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, TCTS có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
c) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong trường hợp cần thiết TCTS tổ chức kiểm tra thực tế của cơ sở về các điều kiện quy định tại Điều 11 Thông tư này.
d) Trường hợp cơ sở đáp ứng yêu cầu, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra thực tế của cơ sở, TCTS ban hành Quyết định công nhận và bổ sung vào Danh sách cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm GTS. Trường hợp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, đoàn kiểm tra ghi biên bản yêu cầu khắc phục và tiến hành kiểm tra lại sau khi cơ sở đã khắc phục xong và có văn bản đề nghị kiểm tra lại.
đ) Quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm GTS có hiệu lực 05 năm. Trước khi hết hạn 03 tháng cơ sở có nhu cầu đăng ký lại làm văn bản gửi TCTS, hồ sơ đăng ký lai theo Khoản 3 Điều này.
3. Hồ sơ đăng ký lại:
a) Đơn đề nghị công nhận cơ sở khảo nghiệm (Phụ lục 5);
b) Bản thuyết minh các điều kiện thực hiện khảo nghiệm GTS (Phụ lục 6).
4. Trình tự đăng ký lại: thực hiện theo Khoản 2 Điều này.
Điều 13. Thủ tục khảo nghiệm GTS
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm GTS nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về TCTS, hồ sơ gồm:
a) Đơn đăng ký khảo nghiệm
(Phụ lục 7);
b) Đề cương khảo nghiệm GTS
(Phụ lục 8);
c) Hợp đồng khảo nghiệm giữa tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm với cơ sở khảo nghiệm đã được TCTS công nhận;
d) Tài liệu kỹ thuật về đặc tính sinh học, sinh sản, sinh trưởng của giống mới.
2. Trình tự thực hiện:
a) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, TCTS kiểm tra nếu hồ sơ chưa đầy đủ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
b) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, TCTS tổ chức thẩm định Đề cương khảo nghiệm và trả lời bằng văn bản đồng ý hoặc không đồng ý hoặc đề nghị chỉnh sửa.
c) Cơ sở khảo nghiệm thực hiện khảo nghiệm theo đề cương đã được TCTS phê duyệt.
d) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, Cơ sở khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả khảo nghiệm cho tổ chức, cá nhân có GTS đăng ký khảo nghiệm (theo Phụ lục 10).
3. Giám sát khảo nghiệm:
a) Đơn vị giám sát: Cơ quan quản lý NTTS thuộc Sở NN&PTNT tại địa phương nơi tiến hành khảo nghiệm.
b) Nội dung giám sát: Theo các nội dung trong đề cương khảo nghiệm GTS.
c) Trong thời gian giám sát nếu có vấn đề đột xuất, đơn vị giám sát yêu cầu cơ sở khảo nghiệm thực hiện theo đúng đề cương đã được duyệt.
d) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khảo nghiệm, đơn vị giám sát khảo nghiệm gửi báo cáo kết quả giám sát về Tổng cục Thủy sản và tổ chức, cá nhân có GTS khảo nghiệm.
4. Kiểm tra khảo nghiệm:
a) Kiểm tra định kỳ: TCTS tổ chức đoàn kiểm tra hoạt động khảo nghiệm GTS theo định kỳ không quá 02 lần trong thời gian khảo nghiệm. Nội dung và thời gian kiểm tra được thông báo trước cho cơ sở khảo nghiệm và tổ chức, cá nhân có GTS đăng ký khảo nghiệm.
b) Kiểm tra đột xuất: Trường hợp cần thiết, không thông báo trước, TCTS tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp công tác khảo nghiệm GTS.
c) Thành phần đoàn kiểm tra: Là đại diện cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về NTTS thuộc TCTS và đơn vị quản lý NTTS địa phương (nếu cần).
Điều 14. Thủ tục công nhận GTS mới
Điều 15. Kiểm định GTS
(Còn nữa)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn