06:44 EST Thứ bảy, 28/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Rừng phòng hộ Núi Cốc lại bị rút ruột.

Thứ năm - 23/04/2015 20:02
Khoảng 10 năm trước, rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường (RPHBVMT) Hồ Núi Cốc bị xẻ thịt. Bây giờ, khi cây keo đến tuổi khai thác, thì khu rừng này lại bị rút ruột với thủ đoạn tinh vi
Rừng phòng hộ Núi Cốc lại bị rút ruột
Tang vật lâm sản trái phép thu giữ tại BQL RPH BVMT Hồ Núi Cốc

Thậm chí các đối tượng tàn phá rừng còn ngoan cố chống đối, manh động hơn... Mèo vờn chuột Rừng phòng hộ Núi Cốc có diện tích xấp xỉ 3.500 ha, trong đó có 89 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên diện tích mặt nước rộng hơn 25 km2. Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Mùi, BQL RPHBVMT Hồ Núi Cốc phát hiện có nhiều lô rừng bị chặt phá. Ông Nguyễn Văn Quý (Trưởng BQL RPHBVMT Hồ Núi Cốc) cho biết, các đối tượng khai thác, vận chuyển dùng các phương thức tinh vi hơn. Cụ thể chúng khai thác bằng cưa, rìu, dao vào ban đêm gây khó khăn cho việc phát hiện. Thậm chí, chúng khai thác cả ban ngày nhưng khi lực lượng kiểm tra lên đảo thì chúng giấu dụng cụ khai thác, vờ làm người đi chăn trâu, nhặt củi… Còn khi vận chuyển, lâm tặc kẹp lâm sản ở 2 bên mạn thuyền bằng dây. Khi thấy lực lượng tuần tra, đối tượng chỉ cần tháo dây hoặc chặt đứt dây để phi tang làm lâm sản chìm xuống lòng hồ. Chưa hết, ngay một số trường hợp bị bắt quả tang việc vận chuyển thì có lúc ngành chức năng cũng xử lý nổi, vì đối tượng chủ yếu chặt các cây keo có đường kính dưới 6cm. Đó là củi và không có chế tài để xử lý việc chở củi. Việc vận chuyển trên lòng hồ chót lọt, đối tượng đã có sẵn hồ sơ khai thác gỗ để ghép vào khi thuyền cập bến. Ông Nguyễn Đức Tú (Đội trưởng đội Kiểm lâm cơ động - Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên) cho biết, có lần bắt được xe chở gỗ vẫn còn nước hồ chảy tong tỏng, nhưng không làm gì được vì chúng đã ghép xong thủ tục. Mỗi kg gỗ keo bán cho các cơ sở băm chặt hiện nay có giá là 1000đ. Mỗi đêm, các đối tượng chỉ cần vận chuyển được 2 bó kẹp mạn thuyền là có thu nhập 200 ngàn đồng. Nhận định của BQL RPHBVMT Hồ Núi Cốc, một bộ phận người dân của xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ (một trong 6 xã nằm trong vùng rừng phòng hộ) không có công ăn việc làm, cuộc sống chủ yếu dựa vào khai thác tôm cá đã dùng thuyền di chuyển đến các đảo, các vùng rừng giáp ranh để chặt keo. Rừng bị chặt phá chủ yếu là keo non (4 - 5 tuổi) có đường kính dưới 6cm. Lực lượng chức năng cũng nắm bắt rõ ràng tên tuổi, dụng cụ của các đối tượng vi phạm, song để bắt quả tang vi phạm và xử lý thì vô cùng khó khăn. Xem ra, việc giữ rừng của kiểm lâm và việc phá rừng của lâm tặc chẳng khác gì trò mèo vờn chuột! Cuộc chiến muộn màng Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên đang triển khai kế hoạch tăng cường phối hợp, kiểm tra các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường hồ Núi Cốc. Kế hoạch trên được thực hiện trong thời gian 10 ngày từ 15 - 25/4/2015. Tuy nhiên, có người cho rằng việc này đã quá muộn. Ông Lâm Văn Tự (Hạt phó Hạt kiểm lâm RPHBVMT Hồ Núi Cốc) cho biết, tại địa bàn xã Phúc Tân (huyện Phổ Yên), các cây keo to đã bị chặt hết, nay các đối tượng chuyển sang chặt cây non. Vì vậy, để ngăn chặn việc phá rừng thì phải bám rừng. Nếu thực hiện tuần tra trên lòng hồ thì khó khăn, tốn kém mà không hiệu quả. Quay trở lại việc bám rừng để giữ rừng thì cũng không thực tế, vì không thể dàn trải lực lượng trên một diện tích phân bố rộng, địa hình phức tạp với 89 hòn đảo trên lòng hồ. Liệu có việc tiếp tay bán rừng của các chủ rừng cho lâm tặc? Làm thế nào để giữ rừng bền vững sau 10 ngày truy quét? Từ nghi vấn đó, ông Tự cho rằng, cần phải mở một cuộc tuyên truyền sâu rộng tại các địa phương. Tiếp đó, phải tính toán đến việc thay cây keo bằng cây bản địa và thực hiện việc QLBV rừng phòng hộ có sự tham gia của người dân. Xã Vạn Thọ (huyện Đại Từ) được xem là địa bàn nóng trong việc vận chuyển lâm sản trái phép. BQL RPHBVMT Hồ Núi Cốc đã thành lập chốt kiểm tra tại đây. Ông Trần Quang Trung (Chủ tịch UBND xã Vạn Thọ) cho biết: Thực tế, toàn bộ rừng phòng hộ của xã chưa bị mất tí nào. Còn để xảy ra tình trạng các đối tượng vận chuyển hoành hành trên địa bàn thì phải hỏi xem chốt trạm kiểm lâm như thế nào? Phải xem xét lại lực lượng chốt trạm của kiểm lâm vì nếu làm tốt thì không bao giờ có chuyện lọt được đối tượng
 
Theo:NongNghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 185


Hôm nayHôm nay : 31196

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1231653

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72914362