05:32 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tăng cường quản lý chất lượng và kiểm dịch tôm giống

Thứ ba - 08/03/2016 22:02
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Chỉ thị số 07 nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng, kiểm dịch tôm giống trên địa bàn, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả và phát triển nuôi tôm bền vững.

UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất - ương dưỡng giống, nuôi tôm an toàn dịch bệnh.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện công tác quản lý chất lượng, kiểm dịch tôm giống được sản xuất, lưu thông trên địa bàn đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người SXKD giống và nuôi tôm trong việc chấp hành các quy định về kiểm dịch tôm giống, phòng chống dịch bệnh, thực hiện lịch thời vụ; xây dựng các mô hình trình diễn về sản xuất - ương dưỡng giống, nuôi tôm an toàn dịch bệnh.

Thành lập các đoàn kiểm tra chất lượng tại các cơ sở sản xuất, ương dưỡng, cung ứng tôm giống trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương lấy mẫu kiểm tra chất lượng các lô tôm giống; kịp thời phát hiện và xử nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm về chất lượng tôm giống theo quy định tại Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ.

Tổ chức thực hiện kiểm dịch tôm giống vận chuyển ra khỏi tỉnh đúng quy định; tham mưu tổ chức các chốt, trạm kiểm tra, phúc kiểm giống vào địa bàn tại các đầu mối giao thông trên Quốc lộ 1A vào những thời điểm thả giống tập trung; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nguy hiểm đối với tôm bố mẹ trước khi sinh sản, tôm giống trước khi vận chuyển, xử lý nghiêm và thực hiện kiểm dịch lại những lô tôm giống không có hồ sơ kiểm dịch theo quy định, tiêu hủy những lô tôm giống có kết quả xét nghiệm bị nhiễm các bệnh nguy hiểm trong danh mục bệnh thủy sản phải công bố dịch; hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng, chống, xử lý dịch bệnh, không để bệnh tôm lây lan ra diện rộng.

UBND tỉnh giao Sở KH&ĐT, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ việc phát triển NTTS và thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản, ưu tiên vốn đầu tư cho hệ thống hạ tầng cơ sở vùng sản xuất tôm giống và nuôi tôm mặn, lợ; kịp thời bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực hỗ trợ xử lý, ngăn chặn dịch bệnh trên tôm nuôi và thực hiện chính sách hỗ trợ khôi phục, phát triển nuôi tôm sau dịch bệnh.

Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT, các địa phương hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống và nuôi tôm mặn, lợ đảm bảo vệ sinh môi trường; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm trong việc xả nước thải trong sản xuất tôm giống, nuôi tôm mặn lợ chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường và các hành vi gây ô nhiễm môi trường khác.

Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT (Phòng Kinh tế), Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi, UBND các xã, phường, thị trấn có diện tích nuôi tôm mặn, lợ phối hợp với cơ quan chức năng triển khai nghiêm túc lịch thời vụ nuôi tôm đã được ban hành, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các cơ sở sản xuất - kinh doanh tôm giống, nuôi tôm chấp hành các quy định về kiểm dịch, đảm bảo vệ sinh thú y, quản lý chất lượng tôm giống, phòng chống dịch bệnh;

Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để kiểm soát dịch bệnh trong nuôi tôm; thành lập các tổ công tác chủ động kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, hồ sơ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các lô tôm giống đưa về sinh sản, ương dưỡng, thả nuôi trên địa bàn; phối hợp các cơ quan chuyên môn của Sở NN&PTNT lấy mẫu kiểm tra chất lượng tôm giống theo quy định.

Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các tổ chức cá nhân vi phạm về chất lượng, kiểm dịch tôm giống, thực hiện kiểm dịch lại các lô tôm giống không có giấy chứng nhận kiểm dịch, tiêu hủy những lô tôm giống có kết quả xét nghiệm dương tính với các bệnh nguy hiểm trong danh mục bệnh thủy sản phải công bố dịch theo quy định.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, tổ chức ký cam kết giữa chính quyền và người nuôi về sử dụng giống tôm đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm dịch; kiểm tra, giám sát giống vào địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Đẩy mạnh việc thành lập Tổ Hợp tác, Hợp tác xã, Tổ cộng đồng vùng nuôi…, nêu cao vai trò của các tổ chức này trong việc kiểm soát giống vào vùng nuôi, kịp thời thông tin với chính quyền về các trường hợp vi phạm, vận chuyển, sử dụng giống trôi nổi.

UBND tỉnh giao các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, ngoài việc chấp hành các điều kiện chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người trong SXKD tôm giống còn phải thực hiện công bố chất lượng tôm giống phù hợp với quy định hiện hành của Bộ NN&PTNT; khi lưu thông giống phải thực hiện ghi đầy đủ nhãn mác, có đầy đủ hồ sơ kiểm dịch theo quy định, hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của lô giống kèm theo; thông báo với cơ quan thú y địa phương trước khi đưa giống về sinh sản, ương dưỡng, thả nuôi để kiểm soát chất lượng và thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo quy định...

Các cơ sở nuôi tôm mặn, lợ trên địa bàn tỉnh phải tuân thủ theo quy định của ngành về lịch thời vụ, mật độ thả giống và kỹ thuật nuôi; các hộ mua giống thả nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch theo quy định, nếu mua giống tại các cơ sở không tuân thủ các quy định của Nhà nước, để xảy ra thiệt hại sẽ không được hưởng các chính sách hiện hành và phải chịu xử lý theo quy định hiện hành...

Các địa phương để tôm giống trôi nổi, không đảm bảo chất lượng vào địa bàn làm phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại lớn về kinh tế thì Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh.

 

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 130


Hôm nayHôm nay : 25025

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 170898

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73217869