Theo TTKN TPHCM, để tăng giá trị sản xuất, TP đã đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, khuyên nông dân trồng những loại cây rau có giá trị năng suất cao. Trong đó hoa kiểng và cá cảnh được xác định là chủ lực, tăng trưởng giá trị sản xuất của những sản phẩm này khoảng 6% năm. 

Đại diện TTKN của Hà Nội cho rằng, để giải quyết đầu ra cho nông dân cần duy trì mở rộng hệ thống thông tin khuyến nông sát với thị trường. Tổng hợp cung cấp địa chỉ nhu cầu mua và bán sản phẩm của các hộ nông dân, HTX sản xuất kinh doanh và trang trại và các chợ đầu mối, siêu thị. Cụ thể, giá các mặt hàng thực phẩm, mặt hàng nông sản rau củ, quả, vật tư nông nghiệp ở siêu thị, chợ… được TTKN cập nhật thông tin cho nông dân hàng ngày trên wesite. Hiện tại TTKN Hà Nội đã cung cấp 800 địa chỉ mua và bán sản phẩn nông sản, thực phẩm đăng trên wesite của TTKN.

 

 

 

 

Sản phẩm vú sữa sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap của tỉnh Tiền Giang. 

 

Ông Nguyễn Văn Tường - GĐ TTKN tỉnh Quảng Nam - chia sẻ, để hạn chế việc nông dân sản xuất ra sản phẩm sạch nhưng không tiêu thụ được, hoạt động khuyến nông cần tăng cường triển khai các mô hình khuyến nông theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ. Đồng thời tập trung vào các chương trình phát triển nông nghiệp trọng điểm phù hợp với tập quán sản xuất của từng vùng, miền tạo ra những sản phẩm hàng hóa nông nhiệp theo tiêu chuẩn (GAP, VietGap) đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. 

Còn theo đại diện Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, thời gian tới công tác khuyến nông cần tập trung đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. Các chương trình khuyến nông - khuyến ngư được xây dựng phù hợp với thực tế nhu cầu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của xã hội.

Ông Lê Minh Dũng - Phó GĐ Sở NNPTNT TPHCM - đánh giá, công tác khuyến nông trong thời gian tới phải bám sát nhu cầu thực tế của nông dân và khâu phân phối sản phẩm. Tăng giá trị hàng hóa nông nghiệp bằng việc thực hiện liên kết doanh nghiệp - khuyến nông - nông dân.