01:13 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tìm giải pháp căn cơ đảm bảo sản xuất, xuất khẩu nông sản trước tác động của dịch nCOV

Thứ năm - 06/02/2020 02:51
Dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona (nCOV) gây ra đang tác động rất lớn đến kinh tế nông nghiệp nước ta, cụ thể đã giảm 14% giá trị xuất khẩu nông sản sang phía Trung Quốc. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh đòi hòi ngành nông nghiệp cần có những giải pháp căn cơ hơn để đảm bảo sản xuất nông sản và thương mại nông sản thời gian tới. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời báo chí.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời phỏng vấn của báo chí

Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, dịch viêm phổi cấp nCOV đã và đang tác động đến sản xuất và thương mại nông sản trong lĩnh vực nông nghiệp như thế nào?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nó biểu hiện trên 3 khía cạnh về kinh tế nông nghiệp. Một là ảnh hưởng đến thương mại nông sản bởi vì chúng ta biết là thị trường Trung Quốc là thị trường chiếm tới 24% trong tổng số nông sản chúng ta xuất khẩu đi thế giới. Vì vậy, trước tình hình phải áp dụng các biện pháp để ngăn chặn dịch này thì đương nhiên tác hại rất lớn. Biểu hiện rõ nét nhất hiện nay là trong tháng 1 đã bị giảm tới 14% giá trị xuất khẩu nông sản sang phía Trung Quốc và kể từ sau Tết nguyên đán đến nay thì rõ ràng là con đường thông thương đã bị ngăn chặn để phòng chống dịch bệnh. Do đó, chúng tôi đánh giá là thời gian tới thì ảnh hưởng thương mại là rất rõ nét và rất lớn. Thứ hai nữa là ảnh hưởng đến đầu tư vì các doanh nhân của hai bên đang trao đổi làm ăn thì kỳ này với các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh rõ ràng là đường hàng không, giao thương đi lại để ngăn chặn ảnh hưởng đến giao dịch thương mại, ảnh hưởng đến đầu tư. Thứ ba là một số những ký kết hợp đồng của chúng ta như: một số nông sản bạn cũng đã chấp nhận đến giai đoạn đánh giá rủi ro cuối cùng để cấp phép cho phép xuất khẩu chính ngạch thì kỳ này do việc hạn chế đi lại thì các đoàn của bạn không sang được ta và các đoàn của chúng ta cũng không sang được để tiếp tục đàm phán, thỏa thuận.

Phóng viên: Những giải pháp mà ngành đang triển khai để giảm thiệt hại trước những tác động của dịch bệnh này là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Trước tình hình này theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có các văn bản chỉ đạo ứng phó dịch. Tổ chức hội nghị để triển khai để tất cả các tỉnh mà có nông sản xuất khẩu với sự tham gia của các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nhân và người dân trên cơ sở thống nhất các biện pháp. Đó là phải tổng rà soát lại khối lượng nông sản, các nhóm mặt hàng để xuất khẩu sang Trung Quốc cụ thể theo từng tháng từ nay cho đến những tháng cuối năm để đề ra kịch bản căn cứ diễn biến tình hình của từng giai đoạn để có phương án ứng phó. Thứ hai tổ chức tăng cường công tác thương mại ở trong nước, nếu không xuất được thì ta phải tập trung đẩy mạnh tiêu thụ trong nước. Thứ ba là tập trung chế biến, đề nghị các doanh nghiệp chế biến lúc này phải liên kết chặt chẽ với những vùng nguyên liệu để trên cơ sở đó chúng ta đưa vào công tác chế biến nhằm giảm bớt xuất khẩu tươi xuất khẩu thô, giảm bớt khối lượng. Thứ tư là yêu cầu ngành hàng logistic kiểm tra lại tổng kho dự trữ đông lạnh được để có thể đưa một số sản phẩm vào ướp đông lạnh để kéo dài thời gian chúng ta có thể phân phối thương mại. Một điểm nữa là căn cứ tình hình thì có thể một số những đối tượng sản xuất nông nghiệp thay đổi. Những vùng mà tưới trồng dưa hấu không trồng dưa hấu nữa, phải chuyển sang cây giống khác, những cây ngắn ngày cùng với thời gian sinh trưởng đó nhưng là nhóm sản phẩm dễ tiêu thụ như: đậu tương, ngô, lạc thậm chí nhiều vùng chuyển sang trồng cỏ để phát triển đại gia súc.

Phóng viên: Về lâu dài, ngành nông nghiệp cần có những giải pháp căn cơ như thế nào để ứng phó với những nguy cơ rủi ro tương tự thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Rõ ràng, nhìn nhận lại dịch viêm phổi cấp nCOV ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi vì cho đến nay diễn biến của dịch bệnh chưa biết bao giờ mới dừng. Sẽ tổ chức thương mại tìm thị trường khác. Ngay trong tháng này sẽ xúc tiến thương mại tại một số thị trường. Sẽ cử 1 đoàn công tác sang Đu bai(Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất); một đoàn tiếp tục sang thị trường Mỹ, thị trường Nhật Bản, thị trường Braxin và các thị trường khác nhằm một mục tiêu không phải lúc này mới đi mà chúng ta đi vì chiến lược dài hơi hơn, nhân dịp này thì càng thúc đẩy hơn. Chúng ta phải nhìn nhận rằng cũng có cơ hội tạo một áp lực bức bách để đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp sâu hơn trên cơ sở chuỗi liên kết. Không thể để tình trạng cứ đưa ra các sản phẩm thô, cứ đi bán tươi để có một cái rủi ro gì lại tập trung đôn đáo vào giải quyết chuyện này. Đây tiếp tục là một trong những bài học và là cơ hội cấp thiết để chúng ta tiếp tục tập trung tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng vùng hàng hóa, chế biến sâu hơn, liên kết thật chặt để chuỗi giá trị dài và mở ra nhiều thị trường mới để chúng ta không “để trứng vào 1 giỏ”.

Phóng viên: Xin cảm ơn Bộ trưởng!

 
Theo Minh Long/mard.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông sản

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 402

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 399


Hôm nayHôm nay : 25570

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1416592

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74463563