05:34 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tín dụng đen đe dọa nông thôn

Thứ ba - 06/08/2013 04:13
Những năm gần đây, số vụ án vỡ hụi hàng trăm tỷ đồng, xiết nợ trái pháp luật xảy ra ở nhiều địa phương, với mức độ ngày càng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng, để lại những thảm cảnh đau lòng, nhiều vùng quê trở nên tiêu điều, nhiều gia đình tan cửa nát nhà, nhiều người mất nhà trở thành kẻ vô gia cư, thậm chí, có người vì tiếc của mà “tìm đến cái chết”...

Nguyên nhân có nhiều nhưng có thể nói gọn như sau: Lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn xảy ra bất ngờ đối với một gia đình, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin và đánh vào lòng tham của một số người,... Thêm vào đó, lãi suất ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính quy hạ thấp, thu nhập của người nông dân đang có xu hướng giảm do chi phí đầu vào tăng nhưng giá nông sản hạ thấp trong khi chi phí cho cuộc sống, học hành của con cái tăng liên tục, rồi bệnh tật phát sinh do ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông rình rập,... Việc tiếp cận được đồng vốn ngân hàng chậm trễ, nhiều thủ tục và không dễ dàng đã khiến “tín dụng đen” có đất sống.

Hậu quả của vỡ hụi, xiết nợ trái pháp luật còn là mầm mống của tệ nạn xã hội, phát sinh một lực lượng đòi nợ thuê kiểu xã hội đen khiến xã hội trở nên bất an, an ninh trật tự xã hội trở nên phức tạp khó lường. Tín dụng đen đã trở thành cái bẫy đẩy những người hám lợi, những người bất ngờ gặp hoàn cảnh không may vào bước đường cùng. 

Hệ thống pháp luật của ta về việc này còn nhiều kẽ hở cũng là điều kiện để loại tội phạm này phát sinh, phát triển. Nói vậy vì tại Khoản 1, Điều 476, Bộ luật Dân sự năm 2005 ghi rõ: “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng”. Còn theo Bộ luật Hình sự, lãi suất phải gấp 10 lần lãi suất cho vay của ngân hàng thì mới xử lý hình sự; dưới mức đó thì xử lý hành chính. Nhưng quy định xử lý hành chính về vay mượn trong dân lại chưa có quy định cụ thể. Thêm nữa, những kẻ huy động tín dụng hiểu rõ, nếu không bỏ trốn thì việc huy động vay vốn rồi vỡ nợ chỉ là hành vi dân sự.

Thêm nữa, mới đây, một báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, trên 60% nông dân chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng, trong khi nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng lớn. Đây cũng là “miếng mồi ngon” của tín dụng đen.

Mong rằng ngành ngân hàng cũng như những nhà làm luật sớm có điều chỉnh để hạn chế, tiến tới xoá bỏ tín dụng đen ở nông thôn.

Hiền Anh
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 40444

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 955003

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71182318