11:00 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tương lai nông nghiệp Việt Nam: Chất lượng sản phẩm là “cứu cánh“

Thứ bảy - 28/05/2016 07:35
Theo nhiều chuyên gia, để phát triển nông nghiệp Việt Nam bền vững, mấu chốt phải là tăng chất lượng nông sản, tăng lợi ích cho người làm nông nghiệp.

Tại hội thảo về triển vọng thị trường ngành nông nghiệp Việt Nam 2016, do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD) và Vụ Kinh tế của Văn phòng Quốc hội tổ chức, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành, đặc biệt là chống các cú “sốc” từ thị trường thế giới.

<img alt="tuong lai nong nghiep viet nam: chat luong san pham la " cuu="" canh"="" hinh="" 0"="" data-cke-saved-src="http://images.vov.vn/w490/uploaded/g3zdcpr1cvuly8uzveukg/2016_05_27/nong_nghiep_viet_nam_1_PSNO.jpg" src="http://images.vov.vn/w490/uploaded/g3zdcpr1cvuly8uzveukg/2016_05_27/nong_nghiep_viet_nam_1_PSNO.jpg" title="tương lai nông nghiệp việt nam: chất lượng sản phẩm là " cứu="" cánh"="" hình="" style="margin-top: 0px; margin-right: 0px; margin-bottom: 0px; margin-left: 0px !important; padding: 0px; border-style: initial; border-width: 0px; box-sizing: border-box; max-width: 100%; vertical-align: middle;">
Nông nghiệp Việt Nam cần nỗ lực gia tăng chất lượng sản phẩm để thu giá trị gia tăng cao hơn, nâng cao đời sống cho người dân (Ảnh minh họa: KT)

Áp lực cạnh tranh tăng

Ông Nguyễn Trung Kiên, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Thị trường và ngành hàng (IPSARD), nhìn lại mấy năm gần đây cho thấy, giá nội địa nhiều mặt hàng nông sản chủ lực trong xu hướng giảm khiến giảm động lực sản xuất. Trong bối cảnh đó, hạn hán và xâm mặn gây thiệt hại nặng cho nông nghiệp. Tính đến cuối tháng 5/2016, hạn hán và xâm mặn gây ra: Sản lượng lúa đông xuân tại ĐBSCL giảm 1,13 triệu tấn; nước biển xâm nhập sâu hơn thông thường 10-25km; sản lượng tôm sú giảm 12%, tôm thẻ giảm 14%; một số diện tích cà phê chết khô, năng suất kém; năng suất trái cây có múi và dừa, hạt tiêu đều giảm mạnh.

Trước đó, năm 2015 xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực cũng giảm, như: gạo, cà phê, cao su, thủy sản. Sang quý I/2016, dù một số mặt hàng xuất khẩu có tăng trưởng trở lại so với năm 2015 nhưng giá trị xuất khẩu các mặt hàng chủ lực có sự suy giảm. Trong đó, xuất khẩu gạo, cà phê giảm trên các thị trường lớn và truyền thống; cao su và thủy sản cũng tương tự. Một số sản phẩm khác có tăng trưởng xuất khẩu (gỗ, hồ tiêu, hạt điều, rau quả) nhưng cũng không bù đắp được suy giảm trên.

Nguyên nhân chính của giảm giá hàng hóa trên thị trường nông sản thế giới, theo ông Kiên, là do cung vượt cầu. Đơn cử, tồn kho gạo tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Philippines rất cao. Hay như với cao su, dù tiêu thụ vượt sản xuất, nhưng giá dầu giảm đã tác động tiêu cực giá cao su. Cà phê cũng trong cảnh cung vượt cầu.

TS Võ Trí Thành: Mặc dù Việt Nam là một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu nông sản, nhưng giá trị thu về còn khiêm tốn. Hiện Việt Nam mới đạt giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp khoảng 30 tỷ USD, trong khi doanh số của thế giới 15.000 tỷ USD/năm. Rõ ràng, tiềm năng phát triển nông nghiệp rất nhiều nhưng Việt Nam chưa tận dụng được.
Trong bối cảnh đó, các nước xuất khẩu lớn đã tăng cường hỗ trợ nông dân trong sản xuất – xuất khẩu, như: Giảm diện tích, giảm sản lượng sản xuất lúa, cao su (Thái Lan, Indonesia, Malaysia); tăng nhập khẩu gạo đảm bảo an ninh lương thực (Philippines, Indonesia); duy trì trợ cấp cao (gạo Ấn Độ, cao su Indonesia và Malaysia,…); hạ tiêu chuẩn chất lượng cà phê để duy trì xuất khẩu (cà phê Colombia); khu vực nhà nước và tư nhân Thái Lan hợp tác tăng đầu tư R&D thủy sản.

Còn tại Việt Nam, đã có nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình như: Nhà nước khuyến khích tăng cung gạo khi tín hiệu thị trường tích cực; nỗ lực tái canh cà phê; điều chỉnh giảm thuế đối với doanh nghiệp cao su; tăng kiểm soát cung, giám sát chất lượng hồ tiêu; tiếp thu phản hồi; hỗ trợ tăng cường năng lực khai thác hải sản; tăng cường kiểm soát chất lượng thịt nhập khẩu, dịch bệnh; nỗ lực khơi thông thị trường xuất khẩu rau quả chất lượng cao.

Doanh nghiệp cũng đã chú ý nâng cao tiêu chuẩn chất lượng lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, bò sữa; tăng kết nối, phản hồi thông tin thị trường, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí; tích cực đấu tranh pháp lý trong thương mại quốc tế… Còn nông dân thì chuyển đổi sản xuất ứng phó với biến động thời tiết – môi trường; đa dạng hóa mô hình sản xuất… Tuy nhiên, nhìn chung hiệu quả thực tiễn vẫn chưa cao, áp lực với ngành nông nghiệp ngày càng tăng. Quý I/2016, nông nghiệp đã tăng trưởng âm.

Mở rộng kinh doanh tại các thị trường tiềm năng

Trong năm 2016, El Nino tiếp diễn đến nửa đầu năm 2016 khiến giảm sản lượng lúa gạo Thái Lan, Phillippines; gây hạn hán, ảnh hưởng đến sản xuất cà phê tại Brazil, Colombia, Indonesia và Việt Nam. Đồng thời, nó ảnh hưởng đến sản xuất tôm tại Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia nhiều hơn Việt Nam. Giảm sản lượng cao su Thái Lan, Indonesia. Và khô hạn đầu năm 2016 cùng với La Nina vào cuối năm có thể ảnh hưởng đến sản xuất hồ tiêu Indonesia, Ấn Độ và Malaysia.

TS. Sergio René Araujo-Enciso của Tổ chức FAO tại Việt Nam:

Trong ngắn hạn, Việt Nam nên chú ý lợi thế để phát triển trái cây nhiệt đới như thanh long, chôm chôm, vải quả…. Tăng trưởng sản lượng được dự báo là tăng mạnh trong thập kỷ tới và bị chi phối bởi nhu cầu tăng từ việc tăng thu nhập và dân số tại các nước đang phát triển. Đồng thời, cơ hội tăng giá trị xuất khẩu chè, cà phê và quả nhờ thương mại các sản phẩm chế biến từ chúng, mặc dù điều này bị hạn chế bởi rào cản thương mại và tiêu chuẩn chất lượng.
Bên cạnh đó, tỷ giá cũng có xu hướng hỗ trợ tích cực cho nông sản. Đó là sự phá giá mạnh của đồng Euro và Yên Nhật tăng giá so với đồng USD khiến tăng sức mua tại các thị trường lớn, truyền thống; đồng Bath Thái Lan, Rupee Ấn Độ, Real Brazil, Rupiah Indonesia, Ringgit Malaysia tăng giá so với USD đã hỗ trợ giá gạo, cà phê, cao su, thủy sản. Tuy nhiên, “cũng cần lưu ý, Mỹ có thể tiếp tục tăng lãi suất trong năm 2016 và đảo ngược chiều hướng tăng giá các đồng tiền trên thì cũng sẽ tác động mạnh đến giá nông sản”- ông Kiên nhấn mạnh.

Trước thực trạng này, nghiên cứu của IPSARD khuyến nghị: Việt Nam cần tiếp tục phát triển kinh doanh với các đối tác truyền thống có nhu cầu tăng trở lại, như: Lúa gạo (Philippines, Indonesia); Cao su, rau quả, hạt điều (Trung Quốc); Hồ tiêu, hạt điều (EU, Mỹ); Gỗ và sản phẩm từ gỗ (Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU); Thủy sản (Mỹ).

Đồng thời, cần mở rộng kinh doanh tại các thị trường tiềm năng: Lúa gạo (thị trường châu Phi và EU); Cà phê (Anh, Ba Lan, Séc, Hà Lan, Phần Lan, Bulgarie);

TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng IPSARD:

Năm 2016, ngành nông nghiệp Việt Nam cần nỗ lực khắc phục và chống lại tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn. Từ nay đến cuối năm cần chỉ đạo sản xuất kịp thời từ Bộ Nông nghiệp – PTNT để bù đắp phần nào thiệt do hạn hán, xâm nhập mặn từ đầu năm gây ra. Trong ngắn hạn, cần bám sát các dự báo về nhu cầu thị trường thế giới để điều chỉnh nguồn cung sản phẩm cho phù hợp. Đặc biệt, cần chú ý nhiều hơn đến thị trường nội địa. Khẩu vị người tiêu dùng Việt Nam cũng thay đổi dần, cơ cấu khẩu phần ăn có thay đổi với xu hướng giảm gạo và tăng thực phẩm khác và người dân đòi hỏi ngày càng cao hơn về chất lượng nông sản.
Cao su (Ấn Độ, Malaysia, Mỹ); Hồ tiêu, hạt điều (Trung Đông và châu Á); Thủy sản (châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) và Mỹ Latin); Rau quả (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, NewZealand, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Chilê); Gỗ và sản phẩm từ gỗ (Nga).

Đặc biệt, các chuyên gia của IPSARD khuyến nghị cần đẩy mạnh thực hiện các đề án tái cơ cấu ngành; linh hoạt hơn trong các chính sách về tỷ giá; quy định doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sử dụng công nghệ cao, sản xuất gạo đặc sản, gạo chế biến; thắt chặt hơn quản lý về buôn lậu và gian lận thương mại, vệ sinh ATTP, chất lượng đầu ra.

Ông Kiên cũng đề nghị cần đẩy mạnh đàm phán, đấu tranh về các vấn đề rào cản kỹ thuật để đảm bảo tiêu chuẩn ở mức độ hợp lý, tạo điều kiện phát triển thương mại công bằng; tiếp cận các tập đoàn đa quốc gia, chuỗi siêu thị lớn, hệ thống bán lẻ; đặc biệt chú trọng tuyên truyền thông tin về các rào cản kỹ thuật và điều khoản có lợi cho Việt Nam trong các hiệp định đã ký kết; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đã thâm nhập vào các thị trường lớn, phát triển: lúa gạo, thủy sản, rau quả, hồ tiêu, hạt điều; phát triển thị trường nội địa: rau quả, cà phê, cao su.

 

Bà Nguyễn Nga, Việt kiều tại Pháp có thâm niên nhiều năm đầu tư, kinh doanh về nông nghiệp: Nói về nông sản Việt, chỉ xin dẫn câu chuyện của cà phê Việt Nam. Chúng ta xuất khẩu lượng cà phê nhiều, nổi tiếng là sản phẩm chất lượng thấp. Nhưng giá trị thu về ít. Trong khi tiềm năng, lợi thế thì rất nhiều. Do đó, muốn phát triển, không cứ gì cà phê mà nông sản nói chung cần phải đặc biệt chú ý tăng chất lượng sản phẩm, phát triển chế biến sâu./.
Theo Xuân Thân/VOV.VN
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220


Hôm nayHôm nay : 77503

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1135804

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71363119