02:52 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xã điểm thành... xã nợ!

Thứ hai - 22/07/2013 20:21
Theo cơ chế vốn xây dựng nông thôn mới (NTM), Nhà nước đầu tư 40%, tín dụng 30%, doanh nghiệp 20%, người dân 10%. Tuy nhiên, ở xã Trực Nội (Trực Ninh, Nam Định), người dân đã phải đóng góp gần 40%, xã thì đang nợ các đơn vị thi công hơn 6 tỷ đồng.

 

Càng làm trước càng thiệt
Năm 2009, xã Trực Nội được chọn là 1 trong 10 xã điểm xây dựng nông thôn mới của tỉnh Nam Định. Khi đó, xã mới đạt 4 tiêu chí, đến nay xã đã đạt 16/19 tiêu chí, còn 3 tiêu chí chưa đạt là: Cơ sở vật chất văn hóa, thủy lợi và hộ nghèo. Có được kết quả này rất đáng mừng, nhưng xã Trực Nội đang “mắc cạn” và hầu hết các công trình xây dựng dở đang phải dừng lại vì thiếu vốn.
Một số công trình cơ sở hạ tầng ở xã đang thi công dở dang thì tạm dừng vì hết vốn.
Một số công trình cơ sở hạ tầng ở xã đang thi công dở dang thì tạm dừng vì hết vốn.

Ông Tô Đình Thức - Chủ tịch UBND xã Trực Nội cho biết, chỉ tính 2 tiêu chí là cơ sở vật chất văn hóa và thủy lợi, xã cần khoảng 206,5 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ để cứng hóa kênh mương, giao thông thủy lợi, 4,5 tỷ đồng xây nhà máy nước và 2 tỷ xây dựng các nhà văn hóa, sân thể thao. 
Khi chúng tôi đề cập đến cơ chế hỗ trợ xã điểm, ông Thức tỏ ra rất bức xúc: “Đáng lẽ xã điểm phải được ưu tiên đầu tư vốn nhiều hơn, bởi bao giờ xã làm trước cũng khó khăn hơn. Đằng này, tỉnh chỉ hỗ trợ 10 tỷ đồng, các xã làm sau 8 tỷ đồng. Không chỉ vậy, trong 10 tỷ đồng này, tỉnh trừ vào các công trình của Chương trình Mục tiêu quốc gia đầu tư như trường học, trạm y tế, trụ sở... nên trên thực tế xã chỉ nhận được 4 tỷ đồng tiền mặt”.
Cũng theo ông Thức, theo cơ chế của tỉnh, các xã xây trụ sở mới được hỗ trợ 2 tỷ đồng, nhưng xã điểm chỉ hỗ trợ 1,5 tỷ đồng. “Vô hình trung tỉnh đang “khuyến khích” các xã làm sau. Họ chẳng dại gì đăng ký xây dựng NTM vội, họ cứ đủng đỉnh lấy vốn Chương trình Mục tiêu quốc gia để xây dựng các công trình trước đã, khi hết chương trình này mới đăng ký làm NTM và nghiễm nhiên hưởng trọn 8 tỷ đồng” - ông Thức phân tích.
Không biết lấy đâu tiền trả nợ
Hiện UBND xã Trực Nội đang nợ các đơn vị thi công (bên B) hơn 6 tỷ đồng. Do hết tiền đối ứng, nên hơn nửa năm nay công trình trụ sở UBND xã vẫn bỏ dở, các công trình trường học, nhà máy nước cũng “đắp chiếu” chờ vốn. Theo ông Thức, ngoài việc tỉnh áp dụng cơ chế chưa chặt chẽ, trong quá trình xây dựng các hạng mục NTM cũng đang bộc lộ nhiều bất cập. Cụ thể, xã Trực Nội đã có một bãi rác, với sức chứa đảm bảo khoảng 20 năm sau mới đầy, nhưng tỉnh vẫn yêu cầu xây một bãi rác khác tốn 2,8 tỷ đồng. Trong khi đó xã đang cần kinh phí để làm đường giao thông, thủy lợi, trụ sở... thì tỉnh lại không bố trí vốn. 

"Tôi nhất trí với các kiến nghị, phản ánh của các xã, bên cạnh đó tôi kiến nghị tỉnh cần nâng mức hỗ trợ cho các xã, đặc biệt là xã điểm bởi sức dân có hạn. Bên cạnh đó cần tách rõ vốn của Chương trình Mục tiêu quốc gia và vốn xây dựng NTM”.
Ông Đặng Ngọc Hà


Hiện Trực Nội đã đầu tư khoảng 84 tỷ đồng để xây dựng NTM, trong đó ngân sách xã và người dân đóng góp hơn 42 tỷ đồng. Đến giờ, Trực Nội không biết lấy đâu ra tiền để tiếp tục xây dựng NTM và trả nợ.
Ông Vũ Quang Định - Trưởng phòng NNPTNT huyện Trực Ninh cho biết, hiện nhiều thôn, xã chỉ cần nâng cấp nhà văn hóa, trạm y tế... nhưng tỉnh lại yêu cầu đập bỏ để xây mới, gây tốn kém, lãng phí vốn. Hiện hầu hết các xã đều trông chờ vào nguồn vốn từ đấu giá đất, nhưng dường như không có giao dịch.
Ông Đặng Ngọc Hà - Chánh Văn phòng Huyện ủy Trực Ninh cho biết, theo tính toán để xây dựng NTM, mỗi xã cần khoảng 200 tỷ đồng, trong khi đó tỉnh chỉ hỗ trợ được 10 tỷ đồng cho xã điểm và 8 tỷ đồng cho xã làm sau. 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 238


Hôm nayHôm nay : 31547

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1090807

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72773516