Quý I/2020, toàn tỉnh Hà Tĩnh thành lập mới 152 doanh nghiệp (giảm 17% so cùng kỳ), với tổng vốn đăng ký đạt 1.258,5 tỷ đồng (bằng 49% so với cùng kỳ năm 2019).
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài hơn 2 tháng nay khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, sản xuất. Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp đang phải “căng mình” tìm các biện pháp để “bước qua” đại dịch.
Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nói chung, nhưng người trồng chè ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang khá yên tâm bởi sản phẩm được thu mua hết với giá cả đã được ký kết từ trước.
Các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để kinh tế tập thể có thể phát triển mạnh, ngoài chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, mỗi thành viên HTX phải tự khắc phục những hạn chế của cách làm kinh tế tập thể theo tư duy bao cấp.
Hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng thêm hơn 1.000 thành viên kể từ cuối năm 2019, đưa tổng số thành viên tham gia đạt 48.597 người. So với thời điểm 1 năm về trước, số thành viên các quỹ TDND đã tăng hơn 3.900 người.
Những năm qua, cùng với việc xây dựng tổ chức hội vững mạnh, các cấp hội nông dân ở Hà Tĩnh đã tích cực hỗ trợ nông dân thành lập nhiều mô hình kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), giúp hội viên tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Ngày 10/12, tại thành phố Cần Thơ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân. Hội nghị có chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc, liên kết 6 nhà, kiến tạo chuỗi giá trị nông sản”. Đây là lần thứ hai người đứng đầu Chính phủ đối thoại với nông dân sau thành công củ lần đầu tiên được tổ chức tại tỉnh Hải Dương vào tháng 4/2018.
Theo Chi cục Quản lý Chất lượng Nông - lâm - thủy sản Hà Tĩnh, 4 mẫu rau, củ, quả tại vùng sản xuất của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà (xã Tượng Sơn, Thạch Hà) đều âm tính với các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Nuôi ong theo chuẩn VietGAP; đầu tư máy móc tinh chế hiện đại; quảng bá, tiêu thụ sản phẩm chuyên nghiệp...là cách làm hiệu quả của HTX mật ong Cường Nga ở Sơn Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh), góp phần giải “bài toán” tiêu thụ sản phẩm cho người nuôi ong.
TP Cần Thơ ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nhất là liên kết với nông dân sản xuất và tiêu thụ lúa gạo.
Sau 2 vụ trồng khoai tây tại vùng sản xuất tập trung, vụ đông năm nay, lần đầu tiên xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) triển khai mô hình sản xuất khoai tây có liên kết với Viện Sinh học Nông nghiệp.
- Dáng người cao ráo, nhanh nhẹn, nước da đậm màu nắng, khuôn mặt phúc hậu, đằm thắm nét duyên của phụ nữ vùng biển, chị Nguyễn Thị Miện - Giám đốc HTX Thu mua và chế biến thủy sản Kỳ Phú (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khiến nhiều người, dù mới gặp lần đầu cũng cảm thấy thật gần gũi, tin cậy.
Tích cực áp dụng công nghệ vào sản xuất, chủ động kết nối thị trường, nhiều nông dân Hà Tĩnh đã trở thành những nông dân “hi-tech” (công nghệ cao) trong bắt nhịp cách mạng công nghiệp 4.0 để làm giàu từ đồng đất.
Một số đề xuất đổi mới tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX
ưởng ứng phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", nhiều chị em ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã vượt qua khó khăn vươn lên làm kinh tế giỏi.
Những ngày này, người nuôi ong ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang tất bật và rất phấn khởi thu hoạch sản phẩm được xem là tinh hoa của núi rừng...
Khác với khởi nghiệp thông thường, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) phải dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ mới, ý tưởng khác biệt. Thời gian qua, cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư, hoạt động khởi nghiệp ĐMST của Hà Tĩnh từng bước hình thành và phát triển.
Kinh tế tập thể (KTTT) mà nòng cốt là HTX ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang có bước chuyển mạnh mẽ, góp phần quan trọng thúc đẩy KT-XH địa phương phát triển.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh vừa ký Quyết định 1712 QĐ/UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng dự án nông nghiệp công nghệ cao FLC - Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn và xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà với quy mô 210,3 ha.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh đăng ký đầu tư, triển khai dự án chăn nuôi bò sữa và bò thịt trên địa bàn huyện Hương Khê với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ.