06:06 EST Chủ nhật, 29/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bước chuyển mới với sản xuất nông nghiệp tập trung

Thứ năm - 16/02/2017 22:13
Khu vực trồng rau ở phường Hà Phong, TP Hạ Long là một điểm trong vùng trồng rau an toàn tập trung của tỉnh. Khi chúng tôi có mặt ở cánh đồng rau của Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Hà Tân, phường Hà Phong cũng là lúc bà con đang chuẩn bị đất để trồng vụ rau mới sau vụ phục vụ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017. Phó Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Hà Tân Lê Văn Xuân cho biết: “HTX chúng tôi có 64 hộ tham gia với diện tích trồng rau 13ha.

Những năm qua, tỉnh, các địa phương luôn quan tâm, hướng dẫn bà con xã viên chúng tôi các biện pháp kỹ thuật để vừa tăng năng suất của rau, vừa đảm bảo vấn đề sản xuất ra sản phẩm an toàn”. Theo anh Xuân, những năm trước, với sự hỗ trợ từ Chương trình Jica của Nhật Bản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Phòng Kinh tế thành phố và nhiều chuyên gia khác thường xuyên hướng dẫn bà con các kỹ thuật từ làm giống cho đến trồng, chăm sóc, sử dụng phân bón, thu hoạch... để nâng cao năng suất và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Đặc biệt, từ đầu năm 2016, để đảm bảo là vùng rau an toàn của tỉnh, được sự hướng dẫn của các chuyên gia, bà con xã viên nơi đây đã sản xuất rau an toàn theo chuỗi của quy chuẩn VietGAP. Theo đó, bà con xã viên chủ yếu sử dụng phân mùn, phân hữu cơ để bón rau. Thuốc sử dụng để trừ sâu cũng được bà con chế bằng cách ủ các thảo mộc để phun; đốt vỏ hà làm vôi rắc ruộng rau... nhằm đảm bảo sức khoẻ cho chính bà con xã viên và người sử dụng, đảm bảo môi trường sống. Anh Viên Đình Tâm, một xã viên của HTX, cho biết: “Tham gia sản xuất rau theo quy trình an toàn, chất lượng rau của chúng tôi ngon hơn, tiêu thụ cũng dễ hơn. Riêng gia đình tôi có 10 sào đất, mỗi năm thu hoạch 6 tấn thành phẩm”.

Không chỉ khu vực trồng rau ở phường Hà Phong mà ở các khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh đều nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật; thậm chí, hỗ trợ cả vốn để nâng cao sản lượng sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, ngày 24-12-2015, UBND tỉnh ra Quyết định số 4204/2015/QĐ-UBND về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020 để giúp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm 2016, UBND tỉnh tiếp tục có chính sách nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016-2020, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp...

Theo ông Nguyễn Duy Huy, Phó Phòng Kỹ thuật - Môi trường, Sở NN&PTNT, những năm qua, Sở thường xuyên xây dựng, ban hành các quy trình kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi để áp dụng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, đầu năm 2017, trên cơ sở tham khảo các vùng đất của các tỉnh, thành gần Quảng Ninh, qua đề tài nghiên cứu khoa học các cấp và thực tiễn trồng trọt, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, Sở NN&PTNT đã xây dựng và ban hành 108 quy trình hướng dẫn kỹ thuật áp dụng cho 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh để người sản xuất có cơ sở thực hiện, áp dụng vào trong thực tiễn.

Về phía các trung tâm, chi cục của Sở NN&PTNT, UBND các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng thường xuyên tổ chức triển khai, hướng dẫn bà con nằm trong vùng sản xuất nông nghiệp tập trung áp dụng các kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi... để nâng cao năng suất, sản lượng và tạo các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng. Các đơn vị hướng dẫn người dân cặn kẽ từ việc chọn giống cho năng suất, chất lượng cao đến sản xuất gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ, đặc biệt là xây dựng thương hiệu. Nhờ đó mà sản lượng lương thực toàn tỉnh năm 2016 đạt hơn 234.000 tấn; duy trì đàn trâu, bò khoảng 70.400 con; hơn 420.000 con lợn và khoảng 3,3 tỷ con gia cầm; tổng sản lượng thuỷ sản từ nuôi trồng được 49.600 tấn...

Năm 2017 và những năm tiếp theo, các địa phương tiếp tục đầu tư mạnh mẽ khoa học, kỹ thuật ứng dụng vào vùng sản xuất nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Từ đó, mang lại nguồn lợi cho người sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm nông nghiệp; đồng thời đảm bảo tốt vấn đề tạo sản phẩm nông nghiệp an toàn nhất đến tay người tiêu dùng.

Cầm Khuê
Nguồn: baoquangninh.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: trồng rau

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 175


Hôm nayHôm nay : 27814

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1271418

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72954127