150 cây ổi Đài Loan của gia đình ông Hạnh trồng trên đất lúa cho thu nhập hơn 80 triệu đồng mỗi năm
Vườn cây ông Hạnh trước đây là ruộng lúa, nhưng do thiếu nước nên mỗi năm chỉ làm được 1 vụ, thu nhập không đáng kể. Năm 2014, được sự cho phép của UBND xã Thạch Bình, ông quyết định cải tạo ruộng lúa thành vườn cây ăn quả. Và trên mảnh đất này, nay đã trở thành vườn ổi sai trĩu cành, dưới đất còn có hàng trăm con gà, vịt, ngan các loại.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Hạnh kể lại: "Gia đình có 2 sào ruộng lúa, lợi thế gần đường nội đồng, gần trung tâm thành phố nhưng phần lớn thời gian phải bỏ hoang nên tôi bàn với vợ chuyển đổi, trồng cây khác. Sau khi tìm hiểu nhu cầu thị trường, tôi quyết định trồng 80 gốc ổi Đài Loan, chỉ sau 1 năm hiệu quả kinh tế còn vượt hơn dự tính".
Theo bà Nguyễn Thị Hòa (vợ ông Hạnh) cho biết, cây ổi nhanh cho quả nên dễ thu hồi vốn
“Trồng ổi mau ăn lắm, 1 năm là cho quả nên gia đình đã có nguồn thu rồi. Hơn nữa, cây ổi không chỉ thu hoạch 1 lần, mà mỗi mùa thu ròng 3 – 4 tháng. Như đợt này, ngày nào gia đình cũng bán cả tạ ổi, thương lái đến lấy tận nơi, cứ như vậy cho đến hết tháng 8” - ông Hạnh nói.
Nhận thấy hiệu quả cao, năm 2015, ông đổi diện tích đất liền kề với em trai và mượn thêm đất chị gái để trồng thêm ổi, cây sả, bí xanh… Các loại cây ăn quả, rau màu đều cho thu nhập cao, gấp nhiều lần cây lúa.
Bên cạnh cây lâu năm, rau màu trồng trên đất lúa cũng cho thu nhập cao.
Nói về thu nhập, ông Hạnh nhẩm tính, với hơn 150 gốc ổi, mỗi năm lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng; hàng trăm con gà, vịt, ngan, tính ra cho lời xấp xỉ 50 triệu đồng. Cùng với rau màu, mít thái, táo dây, tổng thu nhập từ 4 sào đất ruộng này hàng năm đạt gần 150 triệu đồng.
“Làm nông dân không khó nhưng cần có sức khỏe, biết áp dụng khoa học kỹ thuật và lựa chọn giống cây, con phù hợp với nhu cầu thị trường. Có được khách hàng rồi thì điều quan trọng nhất là phải giữ chữ tín. Để đảm bảo chất lượng nông sản, tôi hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, năm nào cũng mua gần 10 tấn phân chuồng trong thôn để bón cho vườn cây” - ông Hạnh chia sẻ thêm bí quyết.
Được biết, ông Hạnh hiện là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Bình Minh, năm 2018 được tặng bằng khen nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Theo Dương Chiến/baohatinh.vn
150 cây ổi Đài Loan của gia đình ông Hạnh trồng trên đất lúa cho thu nhập hơn 80 triệu đồng mỗi năm
Vườn cây ông Hạnh trước đây là ruộng lúa, nhưng do thiếu nước nên mỗi năm chỉ làm được 1 vụ, thu nhập không đáng kể. Năm 2014, được sự cho phép của UBND xã Thạch Bình, ông quyết định cải tạo ruộng lúa thành vườn cây ăn quả. Và trên mảnh đất này, nay đã trở thành vườn ổi sai trĩu cành, dưới đất còn có hàng trăm con gà, vịt, ngan các loại.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Hạnh kể lại: "Gia đình có 2 sào ruộng lúa, lợi thế gần đường nội đồng, gần trung tâm thành phố nhưng phần lớn thời gian phải bỏ hoang nên tôi bàn với vợ chuyển đổi, trồng cây khác. Sau khi tìm hiểu nhu cầu thị trường, tôi quyết định trồng 80 gốc ổi Đài Loan, chỉ sau 1 năm hiệu quả kinh tế còn vượt hơn dự tính".
Theo bà Nguyễn Thị Hòa (vợ ông Hạnh) cho biết, cây ổi nhanh cho quả nên dễ thu hồi vốn
“Trồng ổi mau ăn lắm, 1 năm là cho quả nên gia đình đã có nguồn thu rồi. Hơn nữa, cây ổi không chỉ thu hoạch 1 lần, mà mỗi mùa thu ròng 3 – 4 tháng. Như đợt này, ngày nào gia đình cũng bán cả tạ ổi, thương lái đến lấy tận nơi, cứ như vậy cho đến hết tháng 8” - ông Hạnh nói.
Nhận thấy hiệu quả cao, năm 2015, ông đổi diện tích đất liền kề với em trai và mượn thêm đất chị gái để trồng thêm ổi, cây sả, bí xanh… Các loại cây ăn quả, rau màu đều cho thu nhập cao, gấp nhiều lần cây lúa.
Bên cạnh cây lâu năm, rau màu trồng trên đất lúa cũng cho thu nhập cao.
Nói về thu nhập, ông Hạnh nhẩm tính, với hơn 150 gốc ổi, mỗi năm lợi nhuận khoảng 80 triệu đồng; hàng trăm con gà, vịt, ngan, tính ra cho lời xấp xỉ 50 triệu đồng. Cùng với rau màu, mít thái, táo dây, tổng thu nhập từ 4 sào đất ruộng này hàng năm đạt gần 150 triệu đồng.
“Làm nông dân không khó nhưng cần có sức khỏe, biết áp dụng khoa học kỹ thuật và lựa chọn giống cây, con phù hợp với nhu cầu thị trường. Có được khách hàng rồi thì điều quan trọng nhất là phải giữ chữ tín. Để đảm bảo chất lượng nông sản, tôi hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học, năm nào cũng mua gần 10 tấn phân chuồng trong thôn để bón cho vườn cây” - ông Hạnh chia sẻ thêm bí quyết.
Được biết, ông Hạnh hiện là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Bình Minh, năm 2018 được tặng bằng khen nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn