16:27 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh: Nuôi vịt đẻ trên đất cát

Thứ hai - 01/04/2019 12:00
Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở các xã vùng ven biển Hà Tĩnh không chỉ tập trung vào nghề biển mà đã có sự thay đổi về tư duy sản xuất để phát triển thêm các loại hình kinh tế nông nghiệp khác nhằm đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao thu nhập, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Anh Nguyễn Văn Trợ sống tại thôn Bắc văn, xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh là một trong những tấm gương như thế.

Trước đây, anh Nguyễn Văn Trợ cũng như bao hộ dân khác trong thôn, ngoài mấy sào ruộng còn chăn nuôi gà thả vườn để tăng thu nhập, có thêm tiền lo cho con cái ăn học. Nhiều hộ dân trong thôn cũng thế, nhưng mỗi lứa cũng chỉ nuôi được 300 – 500 con gà vì chăn nuôi trong khu dân cư lâu ngày gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống ngươi dân nên cũng không nuôi được nhiều. Để tránh tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng nhưng vẫn đảm bảo cho người dân có việc làm tăng thu nhập, xã Thạch Văn đã quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và có chính sách hỗ trợ phù hợp để tạo điều kiện cho người dân gia tăng sản xuất.

Năm 2011, xã Thạch Văn  đã quy hoạch vùng Bàu Trằm Nậy vốn là một vùng đất cát hoang hóa nhiều năm thành nơi trồng phi lao và keo chàm để tránh tình trạng sa mạc hóa gia tăng, cũng như tạo điều kiện giúp người dân trong sản xuất.

Anh Trợ là một trong những hộ dân được xã cho mượn đất tại vùng này để phát triển kinh tế. Theo quy hoạch, anh đã trồng keo và phi lao trên toàn bộ số diện tích sẵn có. Sau khi cây keo và phi lao đạt 2 năm tuổi trở lên và đã có tán thì anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi gà bán chăn thả. Sau vài lứa đầu nuôi thành công, nhiều hộ dân theo nhau áp dụng. Tuy nhiên việc mở rộng chăn nuôi khó khăn vì nuôi nhiều môi trường sẽ bị ô nhiễm, dễ phát sinh dịch bệnh. Mặt khác lúc đó, thị trường cũng ngày một khó tính hơn. Vì thế, anh Trợ đã trăn trở rất nhiều để thay đổi cách làm ăn.

Trong lần xem phóng sự về nuôi vịt đẻ trên cát, thấy đây là cách làm hay nên anh quyết định thử sức. Nói là làm, sau khi tìm hiểu thêm về kỹ thuật nuôi qua mạng internet, cùng với sự vận dụng sáng tạo của mình, anh đã đầu tư làm chuồng trại để nuôi vịt đẻ trên cát.

Anh Trợ tâm sự: “Lúc đầu mọi người nghe nói tôi nuôi vịt đẻ ở đây đều bảo tôi liều thế.! Vịt nuôi phải có ao, có hồ chứ trên cát sống sao được. Lúc đó, tôi cũng rất lo lắng, không biết có thành công không nhưng nghĩ những nơi khác họ làm được thì mình cứ thử xem sao”.

Đầu năm 2017, anh Trợ bắt tay xây dựng chuồng trại một cách bài bản. Anh tận dụng những hàng phi lao đã tỏa tán rộng là nơi cho vịt trú ngụ mỗi khi nắng to hay mưa lớn. Còn chỗ để vịt đẻ, anh xây chuồng bằng gạch, trên lợp mái tôn, các bên đều thông thoáng. Vì đất cát khô hoàn toàn, không có ao hồ nên buộc phải xây thêm bể nước để cho vịt tắm và uống, đồng thời vừa chủ động cho việc kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Anh thả lứa đầu tiên với 500 con vịt đẻ. Con giống cũng được anh chọn lựa rất cẩn thận, được mua nơi có uy tín. Nhờ chăm sóc tốt nên vịt phát triển nhanh và cho trứng rất đều. Chính sự thành công bước đầu đó càng thúc đẩy ý chí làm giàu của anh. Dần dần anh tăng đàn và không ngại mở rộng trang trại. Hiện nay, đàn vịt đẻ của anh đã lên tới 4000 con, trong đó hơn 2000 vịt đã cho trứng.

 

Anh Trợ chăm sóc đàn vịt đẻ của gia đình

 

Theo anh Trợ thì kỹ thuật nuôi và phòng chống dịch bệnh cho vịt nuôi trên cát cũng giống như nuôi vịt ở các vùng, miền khác, thậm chí còn đơn giản hơn vì dễ chăm sóc. Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn thức ăn, vì trên đất cát không có các loài thủy sinh cho vịt. Cách duy nhất là người nuôi phải cho vịt ăn các loại lúa, ngô, khoai, sắn ở dạng thô. Vịt phải được thả chạy trong khu vườn rộng. Bể tắm phải thường xuyên thay nước theo định kỳ để đảm bảo vệ sinh môi trường. Nguồn phân của vịt thải ra sẻ được cát hút nước, làm cho phân khô, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế được dịch bệnh. Nguồn phân vịt cũng đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây phát triển.

Nhờ vậy đàn vịt phát triển tốt, ít bị dịch bệnh, tỷ lệ đẻ đạt 85%, cho thu hoạch mỗi tháng hơn 10 vạn quả trứng. Trứng vịt mỗi ngày được thương lái đến tận nơi thu mua nên đầu ra còn khá thuận lợi. Mỗi năm, tính thu nhập từ cả gà và vịt, trừ mọi chi phí  gia đình anh thu lãi khoảng 300 - 400 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Bằng, Phó Chủ tịch xã Thạch Văn cho biết: “Từ khi hình thành khu chăn nuôi tập trung cách xa khu dân cư này, vấn đề môi trường được giải quyết. Nhiều hộ dân đã có điều kiện phát triển quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế nâng lên rõ rệt. Trong đó, anh Nguyễn Văn Trợ là một người giàu nghị lực, sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, là một tấm gương sáng để mọi người học hỏi, noi theo và cũng là một trong những hộ dân chăn nuôi thành công nhất. Thời gian tới xã tiếp tục khuyến khích người dân chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại, vận động người dân mở rộng chăn nuôi, tạo nguồn thu nhập ổn định bên cạnh phát triển nghề biển”./.

Theo Nguyễn Hoàn/khuyennongvn.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 201

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 180


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 922851

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71150166