16:49 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hà Tĩnh 'nở rộ' những vườn cam VietGAP bởi chất lượng và hiệu quả mang lại

Thứ năm - 21/12/2017 00:55
Chừng dăm năm trước, vùng đất Hà Tĩnh chỉ được 2 vùng cam “hot” là cam bù Hương Sơn và cam chanh Khe Mây (Hương Khê). Tuy nhiên những năm gầy đây hàng loạt vùng cam thâm canh theo hướng VietGAP nổi lên như cồn.

Đó là những cái tên mang “thương hiệu” cam Thượng Lộc, cam Sơn Mai, cam Vũ Quang...  

Thâm canh theo VietGAP

Cam chanh là cây trồng có mặt từ lâu đời ở Hà Tĩnh, được phân bổ trên phạm vi toàn tỉnh nhưng tập trung ở một số xã thuộc các huyện Hương Khê, Vũ Quang, vùng thượng Đức Thọ, thượng Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên. Hiện toàn tỉnh phát triển đạt khoảng trên 5.000ha; năng suất bình quân từ 15 – 18 tấn/ha. Mặc dù, hiệu quả kinh tế thu được từ cây cam khá lớn nhưng đại đa số các hộ trồng cam đang sản xuất tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, đầu thư thấp dẫn đến phát sinh sâu bệnh, sản phẩm quả không đạt tiêu chuẩn hàng hóa, nhất là tiêu chuẩn về ATTP quả cam...

10-06-47_110-06-47_2
Cam Hà Tĩnh đang lên ngôi với những cái tên cam Khe Mây, cam Thượng Lộc, cam Hương Sơn

Để phát triển các vùng cam trên địa bàn Hà Tĩnh bền vững, các Bộ ngành, cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến tỉnh, huyện đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cam Hà Tĩnh vừa đáp ứng các yêu cầu về năng suất, chất lượng vừa phải đảm bảo VSATTP. Điển hình là việc thực hiện mô hình “Thâm canh vườn cam đạt tiêu chuẩn VietGAP” được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thành công tại các huyện Vũ Quang, Hương Khê và Thạch Hà với quy mô 30 ha/24 hộ tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn kỹ thuật sản xuất cam; được hướng dẫn, tổ chức sản xuất cam theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, đáp ứng các tiêu chí về VSATTP, điều kiện sản xuất từ khi trồng, chăm sóc, chế biến và đóng gói sản phẩm theo quy định của Bộ NN-PTNT.

“Sau khi tham gia mô hình các hộ dân đã nắm được quy trình sản xuất VietGAP cơ bản và ứng dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp vào sản xuất an toàn, sử dụng chủ yếu thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học”, một cán bộ Trung tâm khuyến nông Hà Tĩnh nói.

Chị Phan Thị Hiền, xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc cho hay, nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất cam theo VietGAP, gia đình chị tiết giảm được nhiều chi phí đầu tư, thu hoạch quả mẫu mã đẹp, năng suất cam đạt gần 25 tấn/ha. Bán sỷ với giá bình quân 35.000 - 40.000 đồng/kg, ước tính, mỗi năm gia đình chị thu trên 300 triệu đồng/ha.

“Mục sở thị” vùng cam Thượng Lộc chúng tôi nhận thấy, tất cả các vườn cam ở đây đều được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp, hệ thống tưới tiêu, phun thuốc, bón phân,… được đồng bộ hóa và đặt đúng nơi quy định. Như vậy, sau 1 năm thực hiện mô hình VietGAP, được chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, năng suất bình quân các vườn cam đạt trung bình 26,3 tấn/ha, cao hơn 13% so với sản xuất đại trà, tăng hiệu quả kinh tế khoảng 28 – 30%.

10-06-47_3
Nhiều vùng cam đang thâm canh theo hướng VietGAP nhằm đảm bảo VSATTP

Ông Nguyễn Viết Chuân, Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc nhấn mạnh: “Chúng tôi quy hoạch diện tích sản xuất lớn, chất lượng tốt nên cam Thượng Lộc đã có mặt khắp thị trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt cam Thượng Lộc được cấp chứng nhận VietGAP, luôn đảm bảo VSATTP nên người tiêu dùng có thể an tâm sử dụng”.  

Tìm thương hiệu cho cam Sơn Mai

Nằm cách thị trấn Phố Châu gần 10 km về phía Đông Nam, xã Sơn Mai được biết đến là “miệt cam” số 1 của huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) trong những năm gần đây. Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng phù hợp đã tạo nên những quả cam thơm ngon, ngọt đậm đà.

Theo người dân địa phương, vùng đồi núi Sơn Mai có tiểu khí hậu đặc thù rất hợp với sự phát triển của cây cam. Ngoài ra, với địa hình đồi bát úp thoai thoải và được dãy núi Mồng Gà che chắn từ phía Đông nên nơi đây càng thuận lợi hơn trong việc phát triển cây ăn quả. Những năm gần đây, khi giá trị thu về từ cây cam lớn, người dân chú trọng hơn từ khâu chọn giống đến quy trình chăm sóc nên cam có vị ngọt đậm đặc trưng, vượt trội so với nhiều vùng trồng cam khác trên địa bàn.

Tại lễ hội cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ nhất năm 2017 diễn ra đầu tháng 12 mới đây, có 11 hộ cá nhân, HTX, tổ hợp tác cam toàn tỉnh đạt giải A thì Sơn Mai đạt 2 giải, thuộc về Tổ hợp tác Trồng cam Sơn Mai và hộ sản xuất Tôn Quang Hòa. Mặc dù chưa có thương hiệu, nhưng trong 2 ngày diễn ra lễ hội, tổ hợp tác và hộ dân này đã bán được trên 1,2 tấn.

Chị Bùi Thị Long, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Hương Sơn cho biết, tuy cam Sơn Mai chưa xây dựng được chỉ dẫn địa lý, chưa có thương hiệu, nhưng qua nếm thử, rất nhiều khách hàng đã chọn mua về ăn và làm quà cho bạn bè. Qua một số địa chỉ trên trang mạng xã hội facebook giới thiệu về cam Sơn Mai tại lễ hội, rất nhiều bình luận của bạn đọc đánh giá cao loại cam này sau khi họ đã trực tiếp nếm thử và rất nhiều người hỏi mua qua mạng facebook.

10-06-47_4
Sản xuất cam mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân

Chị Long cho biết, năm 2018 ngoài kế hoạch thực hiện mô hình thâm canh vườn cam theo hướng VietGAP, huyện cũng sẽ tiến tới xây dựng chỉ dẫn địa lý để nâng cao giá trị sản phẩm, quảng bá rộng rãi thương hiệu cam Sơn Mai nói riêng, cam Hương Sơn nói chung ra thị trường.

Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Mai Nguyễn Dương Hợp cho biết, hiện toàn xã có 284 ha cam, trong đó, trên 150 ha đã cho thu hoạch. Vụ cam năm nay, ước tính tổng sản lượng đạt trên 950 tấn, doanh thu hơn 30 tỷ đồng. Những năm tới, xã sẽ tuyên truyền, vận động các hộ dân triển khai trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP để từng bước nâng cao chất lượng, thương hiệu, giá trị sản phẩm, đưa thương hiệu cam Sơn Mai đến với đông đảo người tiêu dùng.

 

Theo Thanh Nga -Thanh Mai/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 295


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 986083

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71213398