13:50 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hậu dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh: Chăn nuôi trang trại “lên ngôi”!

Thứ tư - 19/02/2020 08:55
Tổng đàn lợn của Hà Tĩnh hiện đạt 406.000 con cả chăn nuôi nông hộ và trang trại. Điều đáng nói, chăn nuôi trang trại đang chiếm ưu thế trong cơ cấu với 51% tổng đàn, tăng 14% so với đầu năm 2019.

Hậu dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh: Chăn nuôi trang trại “lên ngôi”!

Các trang trại chăn nuôi lợn lớn của Hà Tĩnh vẫn an toàn với dịch tả lợn châu Phi

Nông hộ vẫn trống chuồng, chăn nuôi trang trại lấy lại "sức"

Phải nói rằng, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã có tác động không nhỏ đến cơ cấu tổng đàn của Hà Tĩnh. Chưa bao giờ chăn nuôi lợn lại phải chịu thiệt hại nặng nề như thời gian qua khi 32.993 con lợn mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy. Đặc biệt là chăn nuôi nông hộ, có đến hàng nghìn gia đình bị dịch “xóa” chuồng.

Đã 4 - 5 tháng trôi qua kể khi “dính” DTLCP, chuồng nuôi của ông Nguyễn Huy Tuyên - thôn Bình Quang, Cẩm Bình (Cẩm Xuyên) vẫn để trống. Không tái thả nuôi, những dự định về sản xuất của ông cũng tạm dừng... vô thời hạn.

Hậu dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh: Chăn nuôi trang trại “lên ngôi”!

Đợt dịch kéo dài đã khiến nhiều chuồng trại chăn nuôi nhỏ lẻ bị “xóa trắng”.

“Đợt dịch vừa rồi trang trại của tôi phải tiêu hủy đến 8 tấn, cả lợn nái và thịt. Tư liệu sản xuất không còn, dịch vẫn “rình rập” thì người nông dân chúng tôi có muốn nuôi lại cũng phải căn ke. Trước mắt, chắc chắn vẫn phải tạm đóng chuồng chờ đợi đã” - ông Tuyên cho biết.

Dè dặt, lo lắng là tâm lý chung của tất cả hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trước quyết định tái đàn sản xuất. Bởi môi trường tổn thương, mầm dịch tiềm ẩn sẽ là “mồi” để DTLCP quay trở lại trên đàn vật nuôi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tổng đàn lợn của các địa phương trên toàn tỉnh.

Chẳng hạn như hai “thủ phủ” chăn nuôi lợn lớn nhất tỉnh là Thạch Hà và Cẩm Xuyên, tổng đàn đều giảm từ 30 - 40%.

Hậu dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh: Chăn nuôi trang trại “lên ngôi”!

Tái đàn trong nông hộ vẫn dè dặt, trầm lắng.

So với chăn nuôi nông hộ, thời điểm này, các trang trại lớn đã có những dấu hiệu “ấm” hơn. Sau thời gian thu hẹp sản xuất, bắt buộc giảm đàn để thực hiện các giải pháp phòng dịch thì các trang trại chăn nuôi lớn đã vượt qua ngưỡng khó khăn, bảo vệ an toàn đàn lợn nái để đảm bảo điều kiện tái đàn tại chỗ.

Ông Hồ Sỹ Thảo - Giám đốc Công ty CP Chăn nuôi Mitraco cho biết: “Hiện, tổng đàn nái của doanh nghiệp đạt 2.800 con (giảm 1.000 con theo quy trình loại thải tự nhiên), đảm bảo quy trình kiểm soát dịch bệnh cũng như bảo vệ an toàn đàn nái. Chính nguồn nái này giúp doanh nghiệp có thể tái đàn tại chỗ an toàn, vừa trở thành nguồn cung cấp giống cho địa phương, đảm bảo ổn định sản xuất sau dịch”.

Hậu dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh: Chăn nuôi trang trại “lên ngôi”!

Trong khi đó, tình hình sản xuất ở các trang trại lớn đã “ấm” hơn.

Cũng theo ông Thảo, đây là thời gian để công ty thực hiện tái đầu tư lại trang trại chăn nuôi, hoàn thiện quy trình kiểm soát dịch bệnh, thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, đầu tư xử lý môi trường và nâng cao kỹ thuật chăn nuôi. Dù việc tái đàn vẫn căn ke, cẩn trọng nhưng sản xuất phải được phục hồi. Trước mắt, công ty thực hiện thả giống ở một số trang trại vệ tinh, sau đó sẽ bổ sung thêm đàn nái khi tình hình dịch tễ ổn định hơn.

Hậu dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh: Chăn nuôi trang trại “lên ngôi”!

Chi phí phòng dịch tăng 4 - 5 lần so với bình thường, song đó là cách duy nhất để bảo vệ đàn nái ổn định ở các trang trại lớn.

Tái đàn - vẫn chú trọng ở chăn nuôi trang trại

Điều tra sau DTLCP, tổng đàn lợn trên toàn tỉnh hiện có khoảng 406.000 con, trong đó chăn nuôi trang trại chiếm 51%, nông hộ chiếm 49% tổng đàn. “Cán cân” tỷ trọng này đã xoay chiều so với trước đó (đầu năm 2019) là 37% tổng đàn cho trang trại và 63% cho nông hộ.

Trong khi, trọng tâm của DTLCP trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua vẫn là chăn nuôi nông hộ. Vì vậy, việc tỷ trọng khu vực chăn nuôi này càng thấp xuống, đồng nghĩa công tác kiểm soát dịch bệnh sẽ thuận lợi và an toàn hơn. Nói đúng hơn, cơ cấu tỷ trọng như hiện nay đang là dấu hiệu tích cực, tạo lộ trình phát triển bền vững cho chăn nuôi lợn Hà Tĩnh.

Chẳng hạn ở Cẩm Xuyên, những trang trại chăn nuôi lớn đã bắt đầu “bắt nhịp” tăng đàn trở lại (tăng 4 - 5% so với thời điểm dịch), song lại chưa khuyến khích người dân tái đàn bằng mọi giá, nhất là những nơi không có nguồn giống tại chỗ.

Hậu dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh: Chăn nuôi trang trại “lên ngôi”!

Duy trì đàn nái ổn định để đáp ứng nguồn giống tại chỗ cho địa phương khi hết dịch

Ông Phan Quý Dương - Trưởng phòng Quản lý chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi – Thú y Hà Tĩnh thông tin, hiện nay, toàn tỉnh có 171/175 xã bị DTLCP đã qua 30 ngày không phát sinh thêm lợn ốm, chết, phải tiêu hủy. Theo kế hoạch, cuối năm nay, Hà Tĩnh phấn đấu tăng tổng đàn lợn lên khoảng 2,5% so với thời điểm hiện nay, tập trung vào các huyện có số lượng trang trại lớn như: Hương Sơn, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Đức Thọ, Vũ Quang…

Hậu dịch tả lợn châu Phi ở Hà Tĩnh: Chăn nuôi trang trại “lên ngôi”!

Tái đàn song các cơ sở vẫn phải chịu sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn và địa phương trong công tác phòng chống dịch.

Chi cục Chăn nuôi - Thú Y đã ban hành công văn hướng dẫn tái đàn trong điều kiện có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương. Trong đó, chủ cơ sở phải tuân thủ các biện pháp an toàn sinh học theo quy định hoặc đã được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh VietGAPH, GlobalGap trong chăn nuôi; định kỳ lấy mẫu môi trường, nguồn nước xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTLCP.

Theo đó, tái đàn từng bước, thả nuôi khoảng 10% tổng số lợn, sau 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh DTLCP thì mới thả 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Theo Tuệ Anh/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 271

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 267


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1063190

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72745899