23:54 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hiệu quả kinh tế từ cây Khoai mài Hương Sơn

Thứ bảy - 05/05/2018 11:36
Khoai mài (Củ mài), là loài giây leo sống tự nhiên trong rừng. Theo Đông y đây là vị thuốc có tên hoài sơn, ngoài ra còn được sử dụng để chế biến thành các món ăn ưa thích như: cháo, canh, xôi, chè, …. là những món ăn bổ dưỡng, mang mùi thơm đặc trưng của khoai mài.
 
Ở Hà Tĩnh, Khoai mài tự nhiên được mọc trên các vùng núi rừng của huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang. Nhận thấy củ mài là loại cây có củ rất ngon vừa là dược liệu quí có giá trị trong đời sống nên người dân bản địa miền núi Hương Sơn thường vào rừng tìm kiếm, đào củ mài về bán kiếm tiền sinh sống. Khoai mài mọc trong rừng tự nhiên nên củ mài thường ăn sâu dưới lòng đất khiến cho những người đào củ mài thường hay gặp các rủi ro, nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xẩy ra như: sập hố, bị thú rừng tấn công, có người phải bỏ mạng trong rừng. Những năm gần đây, một số người dân đã mang củ mài về trồng, trong đó có ông Nguyễn Thái Hiệp, trú tại thôn 9, xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn được biết đến như là vua khoai mài của vùng đất này.
Ông Nguyễn Thái Hiệp (SN 1953), cho hay: Ông đã từng nhập ngũ từ những năm 1973, năm 1977 ông trở về quê hương với nhiều bệnh tật trên mình (bệnh binh 2/4), mất sức lao động 61%. Ông xây dựng gia đình với bà Trần Thị Lành (SN 1955), người cùng quê, sinh được 5 đứa con (3 trai, 2 gái). Năm 1998, sau khi nhận khoán 30 ha đất rừng, gia đình ông trồng keo, thôngnhưng không mang lại hiệu quả. Năm 2012, ông bắt đầu trồng thử nghiệm cây khoai mài và nhận thấy đây là một loại cây “trồng giả nhưng ăn thật” mang lại giá trị cao. Từ đó ông bắt đầu đầu tư nghiên cứu kỹ hơn về cây Khoai mài.


Mùa trồng Khoai mài bắt đầu từ tháng chạp (Âm lịch) trồng sau thời gian đến tháng 2, tháng 3, hạt mới nẩy chồi. Qua thời gian sinh trưởng từ 9 - 10 tháng khi thân cây héo dần, lá rụng là lúc đó báo hiệu một chu kỳ phát triển kết thúc và cho thu hoạch.
Kỹ thuật trồng Khoai mài khá đơn giản, chăm sóc dễ dàng, nhân công ít, vốn đầu tư thấp nhưng lại cho thu nhập cao hơn so với trồng cây rừng, cây ăn quả hay chăn nuôi. Khoai mài thích hợp với thổ nhưỡng đất rừng có nhiều chất mùn và độ dốc thoai thoải, củ khoai mài không ưa nước, trồng giống như khoai lang. Ông Hiệp tận dụng đất giữa các hàng thông, keo trong vườn đồi của mình, vét thành luống với độ sâu vừa phải, phía dưới trải một lớp vỏ bao xi măng để hạn chế củ mọc sâu xuống đất, sau đó bón lót bằng phân chuồng và phân lân, Kali, đạm rồi gieo hạt xuống và lấp đất kín hạt giống. Phía trên luống phủ rơm, rạ, cây khô. Trong quá trình chăm sóc, chỉ cần làm cỏ và vun gốc cho cây.
 
Ông Hiệp chia sẻ: Bình quân mỗi m2 đất cho thu hoạch từ 1,5 đến 02 kg củ. Mấy năm qua, gia đình tôi trồng khoai mài “xen kẽ vào chỗ đất trống giữa 2 hàng thông”, việc làm này vừa khai thác được tiềm năng của đất, vừa không bỏ phí đất rừng, lại vừa có thêm thu nhập cao. Hiện tại gia đình tôi chỉ mới trồng 03 sào khoai mài, mỗi năm cho thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm, so với trồng thông thì cứ mỗi 1ha trồng 400 cây, phải hơn 10 năm mới cho khai thác, trồng keo lấy gỗ hơn 5 năm cũng chỉ cho thu nhập 8 - 10 triệu đồng/năm, còn khoai mài thu nhập bình quân 40 đến 50 triệu đồng/sào.
Điều đáng trân trọng ở người cựu chiến binh già này là ông không giấu kinh nghiệm, kỹ thuật trồng mài mà luôn nhiệt thành chia sẻ, tư vấn cho người dân, bạn bè, cán bộ các địa phương trong và ngoài địa bàn huyện Hương Sơn đến tham quan, học hỏi. Nhờ ông mà đến nay đã có nhiều số hộ gia đình ở quê ông trồng mài, góp phần nâng cao thu nhập. Không chỉ bán củ mài, ông còn cung cấp hạt giống khoai mài cho người có nhu cầu.
Trước đây, ông thường mang củ mài ra bán lẻ ở chợ Phố Châu, năm 2017, được sự quan tâm của chính quyền, ông được bố trí gian hàng giới thiệu sản phẩm ở lễ hội Hải Tượng Lãn Ông. Qua đó nhiều người biết đến sản phẩm Khoai mài Hương Sơn hơn và thương lái tìm thu mua tận nơi.
Chia sẻ về dự định phát triển thêm diện tích trồng củ mài trong thời gian tới, ông Nguyễn Thái Hiệp cho biết “do thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp, trong thời gian tới ông chỉ tập trung chuyển đổi kỹ thuật trồng mới bằng cách tạo hình, nhằm tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm”./.
Theo Hà Trần//sonongnghiep.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 760

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 757


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1483702

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74530673