04:58 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiếm thêm tiền tỷ nhờ “mắc màn” cho cam

Chủ nhật - 21/01/2018 21:16
Mới được ít người trồng cam ở Hà Tĩnh thử nghiệm, nhưng việc “mắc màn” cho cam đang là phương pháp bảo vệ cây trồng đem lại hiệu quả cao trong phòng tránh côn trùng, mở ra hướng sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương này.
Anh Lê Văn Tý đang “mắc màn” cho cam

Anh Lê Văn Tý đang “mắc màn” cho cam

"Mây trắng" trên núi
Về xã Hương Đô (huyện Hương Khê) hỏi trang trại cam của ông Đinh Văn Oánh (60 tuổi) ai cũng biết. Bởi ông không chỉ nổi tiếng là một trong số ít người tại địa phương sở hữu trang trại trồng cam Khe Mây (giống cam đặc sản ở Hà Tĩnh) rộng hàng chục héc ta, mà còn khiến nhiều người ngạc nhiên khi toàn bộ cây cam đều được ông “mắc màn” trùm kín từ gốc đến ngọn. Trại cam của ông Oánh trông như được mây trắng đang sa xuống mặt đất bao phủ.
Lão nông này cho biết, năm 1992, ông cùng với một số người dân xã Hương Đô vào vùng đất Khe Mây hoang vu nghèo nàn để lập nghiệp theo chương trình phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Trong khi người dân phát cây cỏ dại để trồng khoai, sắn, ông Oánh lại mua giống cam của người dân ở địa phương về trồng. Ban đầu, ông chỉ trồng thử nghiệm khoảng 100 gốc. Sau vụ bói đầu tiên, quả cam có vị ngọt đậm, chất lượng tốt hơn ở vùng đất khác mà ông từng biết đến. Từ đó, ông mạnh dạn vay vốn mở rộng diện tích trồng cam. Hơn 20 năm sau, vườn cam của ông đã tăng lên đến 10.000 gốc, với diện tích trên 20 ha.
Gần nửa cuộc đời gắn bó với cây cam, ông Oánh không ngừng nghiên cứu để làm sao vườn cam của ông ngày càng “đẻ” ra những quả cam chất lượng cao, có thể cạnh tranh với nhiều giống cam đặc sản ở các vùng miền khác trong nước. Năm 2016, trong một lần tình cờ đọc được bài báo viết về người trồng cam ở một tỉnh phía Bắc thành công với phương pháp “mắc màn” cho cam, tránh được các loại sâu bọ, ông Oánh liều đặt may hàng nghìn chiếc màn theo thiết kế màn trùm, với giá thành 150.000 đồng/chiếc, tại một công ty may ở Hà Nội. Khoảng 4 tháng trước khi thu hoạch, ông bắt đầu trùm những chiếc màn vừa đặt lên từng cây. Những lứa cam đội màn được xuất bán, quả cam vàng óng đẹp, không có quả nào bị “sẹo” do sâu bọ chích. Sau mỗi vụ, ông lại giặt sạch từng chiếc màn, đem cất để sử dụng cho các vụ tiếp theo.
"Tính ra mỗi vụ một cây cam chỉ chịu phí khoảng 80.000 đồng, rẻ hơn một nửa so với sử dụng các biện pháp trừ sâu trước đây. Mỗi chiếc màn có thể sử dụng được từ 3 - 4 năm. Quan trọng hơn hết là có được sản phẩm cam sạch hoàn toàn, đảm bảo chất lượng. Nếu như trước đây, một vụ cam tôi thu hoạch chỉ được 2 tỉ đồng, thì sau khi áp dụng phương pháp này, tôi đã thu được gần gấp đôi. Cam sạch nên bán được giá. Năm nay, với giá bán tại vườn từ 60.000 - 80.000 đồng/kg, tôi dự trù thu được khoảng 5 tỉ đồng”, ông Oánh vui mừng cho biết.
Giảm chi phí, tăng chất lượng
Tương tự cách làm ở trại cam của ông Oánh, vườn cam của anh Lê Văn Tý (46 tuổi, ngụ tại thôn Lâm Giang, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn) cũng được bảo vệ khỏi côn trùng gây hại bằng cách mắc màn. Anh Tý kể, trước đây, khi cam bước vào giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm, nhiều loại côn trùng tụ tập về vườn để châm chích. Vì thế, người trồng cam buộc phải sử dụng thuốc trừ sâu để phòng tránh sâu bệnh. Mặc dù vậy, phương pháp phun thuốc trừ sâu cũng không hiệu quả là mấy, vụ cam nào quả cũng rụng đầy vườn.
Đầu năm 2017, học được phương pháp mắc màn cho cam đã mở ra hướng sản xuất cam sạch cho vườn cam rộng 2 ha nhà anh Tý, giảm được chi phí mà không cần sử dụng đến thuốc trừ sâu. Đến tháng 7 vừa qua, khi cam gần chín, anh Tý bắt đầu trùm màn lên từng dãy cam trong vườn cam rộng 2 ha của gia đình.
“Trước đây, vào vụ cam chín, mỗi tháng tôi phải tốn từ 5 - 7 triệu đồng mua thuốc trừ sâu và thuê người xịt thuốc. Mỗi vụ, chi phí cho một gốc cam lên đến gần 1 triệu đồng. Từ khi dùng phương pháp mắc màn này, tính ra một gốc chỉ tốn chi phí khoảng 300.000 đồng. Đáng mừng hơn là sau 5 tháng, vườn cam của tôi không không còn rụng quả vì sâu bệnh gây hại nữa. Chưa kể, màn có thể dùng được 3 - 4 năm, nên chi phí năm sau chắc sẽ giảm đi rất nhiều”, anh Tý nói.
Sau thành công của ông Oánh và anh Tý, hiện đã có nhiều hộ dân trồng cam ở thôn Lâm Giang bắt đầu học cách “mắc màn” cho cam. Tại lễ hội cam và sản phẩm nông nghiệp được UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đầu tháng 12.2017 vừa qua, cam “mắc màn” của ông Oánh và anh Tý được xem là sản phẩm cam nổi bật nhất của lễ hội, thu hút người tiêu dùng tìm đến mua.

Theo Phạm Đức/bizlive.vn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 336

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 335


Hôm nayHôm nay : 41939

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1432961

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74479932