Hiện nay toàn huyện Anh Sơn có 23 trang trại lớn, 286 gia trại với nhiều mô hình tổng hợp VACR cho thu nhập cao, tập trung ở các xã: Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Khai Sơn, Long Sơn. Ảnh: T.H
Anh Bùi Đức Việt ở thôn 2, xã Long Sơn là một điển hình trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi của địa phương. Với mô hình VACR trên diện tích 12 ha, mỗi năm gia đình anh có thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng.
Anh Việt chia sẻ: Với 20 ha rừng sẵn có của gia đình ở vùng làng trại Già Giang, năm 2012, anh đầu tư trồng toàn keo, tràm với diện tích 12 ha. Bên cạnh đó, tận dụng được diện tích đất đai và nguồn thức ăn dồi dào sẵn có anh đầu tư nuôi bò sinh sản, lợn thịt, lợn rừng, gà, dê và đào ao thả cá.
Hệ thống trang trại chăn nuôi tổng hợp của anh Việt được sắp xếp, quy hoạch 1 cách khoa học, theo đó anh phân chia khu vực xây chuồng nuôi bò sinh sản, 8 ô chuồng để nuôi lợn thịt, lợn nái, lợn rừng và xây dựng hệ thống tường rào kiên cố để nuôi gà đẻ, gà thịt và ngan.
Hiện nay, trong hệ thống chuồng trại gia đình anh có 15 con bò sinh sản mỗi năm có 14-15 con bê bán, 5 con lợn nái sinh sản, lúc cao điểm đàn lợn thịt của anh lên đến 30- 40 con, 500 con gà đẻ và gà thịt. Để mảnh đất cằn không ngừng sinh lợi, anh Việt còn đầu tư đào 3 ao với diện tích 8 sào để thả cá, anh thả các loại cá theo phương thức phân tầng nước để tận dụng thức ăn của các loài với nhau như: Cá trắm, cá cá mè, cá rô phi để có thu nhập lấy ngắn nuôi dài. Tổng thu nhập mô hình kinh tế VACR này, sau khi trừ chi phí mỗi năm mang lại cho gia đình anh từ 250 - 300 triệu đồng và tạo công ăn việc làm thời vụ cho khoảng 8-10 công nhân.
Cũng như anh Việt, ông Nguyễn Đức Phi ở thôn 9 xã Long Sơn cũng phát triển kinh tế từ mô hình VACR. Bắt tay vào phát triển kinh tế, xây dựng trang trại VACR từ năm 2003, sau những năm đầu còn nhiều khó khăn do thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn đầu tư cơ sở vật chất, với sự nỗ lực, kiên trì, ông Phi cùng gia đình xây dựng thành công mô hình trên diện tích 6 ha ở vùng rú Đất Đỏ trong đó 2 ha chè.
Được chăm sóc đúng quy trình, chè sinh trưởng phát triển tốt. Mỗi tháng thu hoạch một lần, mỗi đợt gia đình ông Phi thu hái được trên 4 tấn chè búp tươi, sau khi trừ chi phí cũng thu lãi về hơn 10 triệu đồng/tháng. Cứ như vậy ông đã tạo việc làm thời vụ cho 5 lao động trong và ngoài thôn với mức thu nhập 200 nghìn đồng/ngày. Không chỉ đầu tư trồng cây chè công nghiệp, với tinh thần cần cù chịu khó, năm 2012 ông đầu tư vốn phát triển mô hình VACR với 3 ha keo, tràm, 3 sào ao, chăn nuôi trâu, bò, lợn. Mỗi năm sau khi trừ chi phí mang lại cho gia đình ông thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Hiện nay toàn huyện Anh Sơn có 23 trang trại lớn, 286 gia trại với nhiều mô hình tổng hợp VACR cho thu nhập cao, tập trung ở các xã: Cẩm Sơn, Đỉnh Sơn, Khai Sơn, Long Sơn...
Để khuyến khích người dân tích cực phát triển các mô hình kinh tế, bên cạnh việc thường xuyên tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, các địa phương ở Anh Sơn xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện về quỹ đất, vốn vay cho bà con nông dân.
Trồng keo tràm ở Anh Sơn của anh Bùi Đức Việt |
Trong năm 2017, các địa phương đã lồng ghép các chương trình và đã tổ chức được 87 lớp chuyển giao KHKT cho trên 2.100 bà con. Bên cạnh đó, để đồng hành cùng các chủ trang trại, gia trại, năm 2016, UBND huyện Anh Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển loại hình kinh tế quan trọng này.
Trong đó hỗ trợ trang trại có đủ điều kiện được cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận 20 triệu đồng/trang trại. Hỗ trợ các xã thị phát triển khu chăn nuôi tập trung có diện tích từ 05 ha trở lên được chuyển đổi từ đất sản xuất kém hiệu quả, mỗi khu 30 triệu đồng....
Thái Hiền/baonghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn