Với lợi thế điều kiện tự nhiên, các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thông thoáng, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã mạnh dạn chuyển đổi, đầu tư các mô hình sản xuất mới với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
|
Vườn rừng 4 năm tuổi của ông Trần Văn Lệ (trái) sắp bước vào giai đoạn thu hoach. |
|
Tốt nghiệp đại học ngành thủy sản, anh Lê Anh Tú ở thành phố Vinh đã quyết tâm bỏ phố lên vùng miền núi Anh Sơn lập nghiệp. Với kiến thức sẵn có anh đã mạnh dạn thuê lại vùng đất rộng 3 ha tại thôn 14 xã Long Sơn để chăn nuôi cá giống và lợn thịt. Hiện tại, anh đầu tư nuôi cá giống, cùng với đó mỗi năm anh Tú còn nuôi 600 con lợn thịt. Từ mô hình này mang lại cho anh khoản thu nhập mỗi năm trên 500 triệu đồng. |
|
Không chỉ phát triển kinh tế trang trại và chăn nuôi, ở Anh Sơn nhiều người dân còn đưa các loại giống mới vào sản xuất như: dưa lưới, thanh long ruột đỏ, chanh tứ mùa…mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong ảnh: Anh Hồ Xuân Trung ở thôn 10, xã Tường Sơn trồng vườn chanh gần 100 gốc giống tứ mùa cho thu nhập trên 60 triệu đồng/năm. |
|
Giống chanh tứ mùa được trồng ở Anh Sơn phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng nên năng suất cao, quả mọng nước. |
|
Hiện nay toàn huyện Anh Sơn cơ 21 trang trại đạt chuẩn trong đó có 9 trang trại chăn nuôi cho thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng và 12 trang trại tổng hợp cho thu nhập trên 700 triệu đồng. Ngoài ra có hàng trăm gia trại lớn nhỏ ở 21 xã, thị trấn. |
|
Đồng hành cùng các chủ trang trại, gia trại, năm 2016 UBND huyện Anh Sơn đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển loại hình kinh tế quan trọng này. Trong đó hỗ trợ trang trại có đủ điều kiện được cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận 20 triệu đồng/trang trại. Hỗ trợ các xã, thị phát triển khu chăn nuôi tập trung có diện tích từ 05 ha trở lên được chuyển đổi từ đất sản xuất kém hiệu quả, mỗi mô hình 30 triệu đồng.... |
Huyền Trang
Nguồn: baonghean.vn