23:43 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nông nghiệp sạch, từ cây măng tây...

Thứ tư - 24/01/2018 20:30
Trên địa bàn thị xã Điện Bàn hiện có nhiều mô hình sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch với cây măng tây xanh, giúp tạo thu nhập cũng như mang đến cơ hội phát triển kinh tế cho người dân.
Ông Phạm Ba với mô hình trồng măng tây xanh tại Điện Dương. Ảnh: K.LINH

Ông Phạm Ba với mô hình trồng măng tây xanh tại Điện Dương. Ảnh: K.LINH

Phường Điện Dương được xem là vùng đất của cây măng tây xanh Điện Bàn, nhiều nhất là ở thôn Tân Khai. Trong làng hiện có khoảng 10 hộ trồng loại cây này. Ông Phạm Ba, một trong những hộ trồng măng tây xanh đầu tiên trong làng cho biết, đây là một loại rau sạch cao cấp, giàu chất dinh dưỡng nên được thị trường rất ưa chuộng. Đặc biệt, cây dễ trồng, ít sử dụng phân thuốc, giá thành lại cao và ổn định. Hiện nhà ông trồng khoảng 1.000m2, bình quân một ngày ông hái gần 4kg măng, với giá bán sỉ 90 - 100 nghìn đồng/kg, số tiền mỗi tháng gia đình ông thu về hơn 10 triệu đồng. “Năm 2014, Trạm Khuyến nông Điện Bàn mang măng tây xanh về đây giới thiệu, qua tìm hiểu thấy loại cây này ưa nắng, chịu đất pha cát, rất phù hợp với vùng quê mình nên trồng thử, sau đó mở rộng diện tích. Quan trọng là cây măng tây xanh hợp với đất này, không phải dùng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng” - ông Ba cho biết.

Cũng theo ông Ba, bao đời nay vùng đất cát Tân Khai chỉ trồng được một số loại cây như bắp, đậu nhưng cũng chỉ được một vụ, thời gian còn lại bỏ hoang do không thể trồng cây gì khác. Việc đưa măng tây xanh vào trồng đã giúp người dân có việc làm và thu nhập quanh năm do loại cây phát triển rất nhanh, khoảng 5 tháng bắt đầu cho thu hoạch, liên tục ngày nào cũng có măng. “Hiện tại, một cây giống có giá 6 nghìn đồng, nhưng Trạm Khuyến nông đã hỗ trợ 2/3 tiền giống nên mình cũng đỡ lo phần nào. Thời gian tới tôi sẽ mở rộng thêm diện tích vì đây là loại cây mang lại thu nhập ổn định” - ông Ba thông tin.

Hiệu quả kinh tế từ trồng măng tây xanh đã khiến nhiều người quan tâm hơn đến loại cây này. Không ít người đã chuyển hướng công việc để tập trung vào trồng măng tây xanh. Theo anh Phan Minh Nguyên, người thuê gần 5.000m2 đất tại Tân Khai trồng măng tây xanh cho biết, anh quyết định đầu tư vào loại cây này vì nhận thấy triển vọng kinh tế của mô hình. “Sau nhiều năm làm ngành xây dựng tôi muốn chuyển hướng làm một cái gì đó của riêng mình và tôi đã quyết định trồng măng tây xanh. Tôi nghĩ đây là mô hình rất hiệu quả nên sắp tới sẽ mở rộng diện tích sản xuất” - anh Nguyên nói. Với sản lượng măng thu hoạch khoảng 20kg/ngày, tương đương mức thu nhập gần 2 triệu đồng, đã kích thích anh Nguyên phấn khởi theo đuổi mô hình trồng loại cây này.

Ông Nguyễn Đức Chơi - Trưởng phòng Kinh tế Điện Bàn cho biết, việc các mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sạch như trồng rau hữu cơ, măng tây xanh, rau thủy canh… phù hợp với xu hướng của Điện Bàn đang hướng đến là xây dựng nền nông nghiệp đô thị. Đặc biệt, rau sạch đang là thị trường rất tiềm năng do đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là trong tình hình người tiêu dùng ít tin tưởng vào rau truyền thống, nên các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch rất có triển vọng. “Phòng luôn khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp sạch. Do đó, ngay từ lúc các mô hình này hoạt động, đơn vị đã tổ chức khảo sát cũng như quan tâm hỗ trợ một phần kinh phí, kể cả giúp quảng bá hình ảnh sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để đầu ra ổn định hơn. Riêng với mô hình rau thủy canh, phòng đã đề nghị một hộ dân xây dựng dự án hoàn chỉnh, trên cơ sở đó sẽ kiến nghị một số cơ quan và Ngân hàng Chính sách xã hội tạo điều kiện cho người dân vay vốn để mở rộng sản xuất... Đối với Điện Dương, phòng cũng giúp đỡ thành lập tổ hợp tác về sản xuất cây măng tây xanh cũng như thành lập các chuỗi giá trị để nâng cao chuỗi giá trị của sản phẩm nông sản này” - ông Chơi cho biết.

KHÁNH LINH/baoquangnam.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 275

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 273


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080909

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72763618