21:10 EST Thứ ba, 26/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi gà nhàn hạ bằng cách dùng trấu làm đệm lót

Thứ ba - 03/04/2018 02:47
Với những ưu điểm nổi bật như phòng dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, chi phí ít, bảo đảm vệ sinh môi trường nên những năm gần đây mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn Anh Sơn sử dụng rộng rãi.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tùng, thôn 2, xã Tào Sơn áp dụng nuôi gà trên nền đệm lót sinh học đã 3 năm nay. Theo anh Tùng trước đây, gia đình anh  nuôi gà bằng phương pháp truyền thống nên gà hay bị bệnh và mùi hôi thối từ chất thải gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.  Nhưng từ khi áp dụng mô hình này đã giảm mùi hôi thối và khí độc chuồng nuôi, tạo môi trường sạch sẽ cho vật nuôi phát triển tốt, đàn gà tăng trọng nhanh.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tùng, thôn 2, xã Tào Sơn áp dụng nuôi gà trên nền đệm lót sinh học đã 3 năm nay. Ảnh: Thái Hiền
Quá trình triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt trên đệm lót sinh học, gia đình anh đã giảm 25% chi phí điện sưởi cho gà con, 40% công lao động, tỷ lệ sống đạt 98%.  Hiện nay trang trại gia đình anh có trên 500 con gà đẻ trứng. Vào thời gian gà đẻ cao điểm mỗi ngày anh thu hoạch từ 250 - 300 quả trứng, với giá 40.000 đồng/chục. Mỗi năm sau khi trừ chi phí cho anh thu về gần 100 triệu đồng tiền trứng. Cùng với chăn nuôi gà đẻ anh còn chăn nuôi thêm hơn 200 con gà thịt lai chọi mỗi lứa, mỗi năm 3 lứa. Mô hình của anh mỗi năm cho thu nhập từ 150-200 triệu đồng.
Từ năm 2017 gia đình bà Nguyễn Thị Xuân được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Nghệ An chọn nuôi thử nghiệm 300 con gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ảnh: Thái Hiền
Gia đình bà Nguyễn Thị Xuân, khối 5, thị trấn Anh Sơn là một trong những hộ chăn nuôi gà thịt nhiều năm. Năm 2017 gia đình bà được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Nghệ An chọn nuôi thử nghiệm 300 con gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Gia đình bà đã tận dụng chuồng trại trên diện tích 100m2 sử dụng đệm lót sinh học và bố trí cho gà ở trong chuồng trong tháng đầu, từ tháng thứ 2 trở đi cho gà ở vào ban đêm còn ban ngày gia đình bà thả ra vườn, nhờ phương pháp này mà đàn gà thường xuyên vận động, nên tăng trọng nhanh.
 

Bà Xuân cho biết, quá trình làm đệm lót rất đơn giản, rẻ tiền. Trước khi thả con giống vào chuồng, gia đình bà làm đệm lót bằng cách rải trấu lên toàn bộ diện tích mặt chuồng với độ dày 20cm, tiếp theo tiến hành ủ men sinh học và cám gạo với tỉ lệ 1kg men/3 kg cám gạo trong 3 ngày, rồi rải hỗn hợp này lên mặt trấu trên nền chuồng. Trong suốt quá trình nuôi không phải vào chuồng quét dọn phân, thay chất độn như trước đây, mùi hôi không còn. Mỗi năm gia đình bà Xuân nuôi 3 lứa gà với hơn 1.000 con. Hiện tại đàn gà của bà có hơn 200 con đã nuôi được hơn 3 tháng, ước trọng lượng bình quân là 1,5kg/con, với giá bán hiện nay là 90.000- 100.000 đồng/kg, gia đình thu gần 30 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ước còn lợi nhuận hơn 10 triệu đồng.

Với những ưu điểm nổi bật mang lại, mô hình nuôi gà trên đệm lót sinh học đang được các hộ chăn nuôi trên địa bàn Anh Sơn sử dụng rộng rãi. Ảnh: Thái Hiền

Bà Cao Thị Nguyên - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Anh Sơn cho biết: Mô hình chăn nuôi gà bằng phương pháp sử dụng đệm lót sinh học được Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh Nghệ An triển khai cho gần 70 hộ dân ở thị trấn Anh Sơn đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% đệm lót và men vi sinh. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi còn được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trực tiếp tham gia làm đệm lót, thường xuyên tham gia kiểm tra giám sát hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật và bảo dưỡng đệm lót theo đúng quy định. Với hình thức nuôi áp dụng KHKT mang lại hiệu quả, bà con nông dân trên địa bàn thị trấn đã yên tâm nhân rộng mô hình, từ đó giúp bà con vươn lên làm kinh tế xóa đói giảm nghèo.        

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 187

Máy chủ tìm kiếm : 24

Khách viếng thăm : 163


Hôm nayHôm nay : 59313

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1274783

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71502098