03:17 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

'Phù thủy' nông dân xem hướng để... trồng cam

Thứ bảy - 03/11/2018 11:10
Ở nơi được ví như 'chảo lửa, túi mưa', tưởng chừng như không thể canh tác được, ấy thế mà ông Ngô Xuân Linh ở xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã biến thách thức ấy thành cơ hội làm giàu. Giờ đây ông Linh đã thành tỷ phú, mỗi năm có thu nhập lên đến gần chục tỷ đồng từ việc trồng cam bù đặc sản và chăn nuôi.

Khởi nghiệp từ tay trắng

Có thể nói, ông Ngô Xuân Linh là một trong những người đầu tiên đặt chân đến Sơn Mai. Đó là thời điểm đầu những năm 2004, nghe tin chính quyền huyện Hương Sơn có chủ trương khuyến khích, hỗ trợ phát triển cây cam bù, sẵn máu làm trang trại trong người, ông Linh đã làm đơn xin nhận 38ha đất đồi khô cằn, bỏ hoang thuộc thôn Minh Giang, xã Sơn Mai làm trang trại.

Ông Linh kiểm tra chất lượng cam bù tại vườn. Ảnh: Hoàng Huy

"Đất trồng cam hướng đông - nam, chính đông là tốt nhất. Bởi mặt trời mọc buổi sáng vườn cam sẽ đón những tia cực tím từ ánh nắng ban mai chống lại các loại dịch bệnh, nhất là nấm, rầy, nhện. Buổi chiều, mặt trời chuyển sang hướng tây, nắng rất gay gắt, trồng cam hướng này là hỏng”.

Ông Ngô Xuân Linh

Sơn Mai ngày vợ chồng ông đến, khắp nơi đâu đâu cũng thấy sỏi đá, rừng bụi gai góc. Trời mùa hè thì nắng nóng "đỏ lửa", khi mưa thì thối đất, thối cát. "Thời điểm đó, không ít người dân địa phương, ngay cả người thân trong gia đình cũng bàn ra tán vào, trong đó đại đa số khuyên tôi đừng làm. Nhưng vợ chồng tôi vẫn quyết tâm cao, vừa làm, vừa vay mượn khắp nơi để có tiền thuê máy múc, san lấp mặt bằng xây dựng nhà ở, chuồng trại và đào hồ lấy nước tưới cây" - ông Linh nhớ lại.

"Dù đã lường trước khó khăn nhưng đến khi bắt tay vào làm, tôi mới thực sự thấy thách thức và gian truân. Có thời điểm làm quá sức, cả hai vợ chồng đều lăn ra ốm. Nhờ biết cách bố trí lao động hợp lý nên sau 2 năm, gia đình tôi đã tìm ra quy trình trồng cam bù. Đây chính là sự đột phá và cũng là niềm vui, tạo động lực cho chúng tôi tiếp tục phấn đấu" - ông Linh kể.

Chỉ trồng cam theo hướng đông - nam

Trong quá trình trồng, chăm sóc cam, hễ thấy cây cần gì là ông Linh lại tìm hiểu trên mạng để cập nhật thêm các kỹ thuật mới để áp dụng. "Làm nông nghiệp ở thời buổi này mà chỉ dựa vào kinh nghiệm không thôi thì chưa đủ. Người nông dân phải như nhà khoa học thì mới làm giàu được” - ông Linh bày tỏ.

Trò chuyện mới thấy, ông Linh yêu vườn cam đến kỳ lạ. Từng đặc điểm của cây ông đều thuộc nằm lòng, thậm chí cách canh tác của ông cũng thật khác người: ông xem hướng để trồng cây.

Cam là loại cây trồng kỹ tính, vậy nên đất phải tốt thì cam mới cho quả đều, ngọt. Ông Linh chọn đất trồng cam hướng đông - nam, chính đông là tốt nhất, bởi theo ông, mặt trời mọc buổi sáng vườn cam sẽ đón những tia cực tím từ ánh nắng ban mai chống lại các loại dịch bệnh, nhất là nấm, rầy, nhện. Buổi chiều, mặt trời chuyển sang hướng tây, nắng rất gay gắt, trồng cam hướng này là hỏng. Nắng hướng tây làm cây sém lá, cháy thân, cho quả rất kém.

Ông Linh dẫn đoàn lãnh đạo Trung ương và tỉnh đi tham quan vườn cam đặc sản của gia đình mình ở xã Sơn Mai, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Ảnh: Hoàng Huy.

Cam sợ nhất là loài nhện, nhện bu vào lá, vào hoa và quả gây tổn hại ghê gớm. Theo ông Linh, nhện là loại côn trùng lây bệnh kinh khủng, nước tiểu nhện bám vào lá, lá khô; bám vào quả, quả đang màu xanh thành màu chì, cằn cọc, không phát triển nổi.

“Diệt loài nhện gây bệnh này phải có dầu bám dính để con nhện bám vào sẽ chết, chứ chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật khó có thể diệt được tận gốc. Khi diệt nhện phải nhằm lúc lộc cam vào già hoặc lúc hoa đã đậu quả, chứ phun vào lúc cam ra lộc non, trổ hoa là hỏng ăn, cam sẽ sém lá, rụng hết hoa” - ông Linh chia sẻ.

Thêm nữa là bệnh đốm dầu thường phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết mưa ẩm kéo dài cộng với việc bón phân không cân đối, thừa đạm và những vườn cây quá rậm rạp không cắt tỉa. “Nguồn nấm bệnh tồn tại trên cây bệnh và tàn dư cây bệnh, lan truyền bởi mưa gió. Do vậy, để phòng chống bệnh đốm dầu, gia đình tôi thường xuyên vệ sinh, thu dọn các bộ phận bị bệnh như lá, quả bị thối rụng, cắt tỉa để vườn luôn thông thoáng, bón phân cân đối" - ông Linh tiết lộ.

Do chế độ chăm sóc cẩn thận theo quy trình riêng nên vườn cam của gia đình ông Linh vụ nào cũng sai trĩu quả và hơn 80% số quả đạt loại 1, năng suất bình quân đạt từ 15 - 16 tấn/ha, doanh thu 15 - 16 tỷ đồng/năm.

“Vương quốc” cam bù

Từ một vùng đất khô cằn, sỏi đá khắc nghiệt đến giờ ông Linh đã xây dựng cho mình một "vương quốc" cam đặc sản khiến không ít người khi đến thăm trang trại của ông phải thèm thuồng.

Ông Linh cho biết, hiện gia đình ông đang sở hữu trên dưới 40ha đất, trong đó phần lớn diện tích được dùng để trồng cam bù, một phần nhỏ để chăn nuôi trâu, bò, chim bồ câu Pháp...

Cây cam tỏ ra rất hợp thổ nhưỡng Sơn Mai, bằng chứng là cam cho quả rất sai, khi chín rất thơm và ngọt. Tiếng lành đồn xa nên cứ vào mùa cam, tuyến đường vào Sơn Mai lại tấp nập ôtô đổ về mua cam. "Đến tết, nhà nào có cam như có con gái đẹp, lúc thu hoạch gia chủ chẳng cần làm gì chỉ việc đun nước, pha trà đón khách thu tiền" - ông Linh hóm hỉnh ví von.

Giá trị của cây cam đã được khẳng định, nhiều hộ dân trên địa bàn Sơn Mai đã giàu lên từ trồng cam. Ông Trần Thanh Nga - Bí thư Đảng ủy xã Sơn Mai cho hay: Là loại quả thu hoạch đúng dịp Tết Nguyên đán, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nên cam bù ngày càng được nhiều nông dân lựa chọn làm cây chủ lực để phát triển kinh tế ở Hương Sơn, trong đó, gia đình ông Ngô Xuân Linh là điển hình.

Hiện nay, để phát triển lợi thế về cây cam bù, huyện Hương Sơn đang có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích mở rộng diện tích. Cùng với hỗ trợ về thủ tục cấp đất, tích tụ đất đai làm trang trại huyện còn hỗ trợ 15.000 đồng/cây cam bù đối với vườn hộ có diện tích tối thiểu 200m2 và các tổ chức, cá nhân, hộ trồng mới tập trung trên diện tích 0,5ha (tương đương 250 gốc).

Theo Công Tâm/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 267


Hôm nayHôm nay : 30464

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 981493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72664202