22:05 EST Thứ năm, 23/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sau Đức La, doanh nghiệp mở rộng liên kết trồng ớt sang Thạch Môn

Thứ tư - 31/10/2018 18:41
Sau vụ mùa thành công ở xã Đức La (Đức Thọ), vụ đông năm 2018, Công ty Cổ phần Nông nghiệp và xuất nhập khẩu nông lâm sản Thanh Hóa đã mở rộng liên kết ra xã Thạch Môn (TP. Hà Tĩnh) trên diện tích 10 ha.
 

Sau 20 ngày xuống giống, đến thời điểm này, cánh đồng ớt cay tập trung của thôn Quyết Tiến đã phát triển tốt. Ớt đã vào giai đoạn đẻ nhánh. Vừa bón đạm cho ớt, bác Nguyễn Thị Hoa (thôn Quyết Tiến) phấn khởi: “Vụ này, nhà tôi trồng 1 sào bắp cải và hơn 1 sào ớt cay. Chất đất thịt pha cát rất phù hợp lại được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tận tình trong các khâu làm đất, bón phân và chăm sóc nên ớt cay sinh trưởng tốt. Nếu thời tiết thuận lợi, không bao lâu nữa ớt sẽ cho thu hoạch”.

Sau Đức La, doanh nghiệp mở rộng liên kết trồng ớt sang Thạch MônVụ đông năm 2018, gia đình bác Nguyễn Thị Hoa (thôn Quyết Tiến - xã Thạch Môn) trồng hơn 1 sào ớt cay liên kết

Không chỉ thôn Quyết Tiến mà 3 thôn còn lại của xã Thạch Môn đều đồng loạt xuống giống ớt cay với tổng diện tích trên 10 ha. Ông Trần Đức Châu – Thôn trưởng thôn Trung Tiến, cho biết: “Đây là năm đầu tiên thôn Trung Tiến chuyển đổi cây trồng, sản xuất trên 1,5 ha ớt cay liên kết, với 45 hộ tham gia. Bước vào vụ sản xuất, xã đã hỗ trợ người dân 100% tiền giống (400 đồng/cây). Nếu doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm như cam kết, những vụ sau người dân sẽ yên tâm mở rộng vùng sản xuất tập trung”.

Sau Đức La, doanh nghiệp mở rộng liên kết trồng ớt sang Thạch MônSau 20 ngày xuống giống, ớt cay đã vào giai đoạn đẻ nhánh

Được biết, sản xuất vụ đông là thế mạnh của xã Thạch Môn. Do đó, chính quyền địa phương đã đồng hành, hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất, trực tiếp tham gia vào hợp đồng liên kết giữa người dân và doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch UBND xã Thạch Môn, thông tin: “Khi Công ty Cổ phần Nông nghiệp và xuất nhập khẩu nông lâm sản Thanh Hóa về đặt vấn đề, chúng tôi đã tìm hiểu khá kỹ lưỡng. Chính quyền và người dân đã ra tận tỉnh Thanh Hóa thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, chúng tôi tổ chức đoàn tham quan mô hình sản xuất ớt cay ở xã Đức La để nắm thêm tình hình. Trên cơ sở cân nhắc nhiều yếu tố, chính quyền và người dân đã ký hợp đồng liên kết sản xuất ớt cay với công ty. Theo đó, công ty cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Đến vụ thu hoạch, công ty bao tiêu sản phẩm cho bà con với giá 10 ngàn đồng/kg ớt loại 1 và 7 ngàn đồng/kg ớt loại 2”.

Sau Đức La, doanh nghiệp mở rộng liên kết trồng ớt sang Thạch MônGiám đốc Công ty Công ty Cổ phần Nông nghiệp và xuất nhập khẩu nông lâm sản Thanh Hóa và đội ngũ kỹ thuật cùng lãnh đạo địa phương kiểm tra mô hình ớt cay tại thôn Quyết Tiến.

Từ khi bắt tay vào mô hình, doanh nghiệp đã cử cán bộ về “nằm vùng” chuyển giao kỹ thuật, “cầm tay chỉ việc” cho người dân từ khâu làm đất, bón phân cho đến xuống giống, chăm sóc theo quy trình khoa học.

Ông Đoàn Công Nhạc – Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp và xuất nhập khẩu nông lâm sản Thanh Hóa, chia sẻ: “Doanh nghiệp đã nhiều năm liên kết trồng ớt với nhiều địa phương. Sản phẩm ớt cay của công ty đa dạng, được xuất sang các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ... Ở Hà Tĩnh, ngoài xã Đức La 10 ha, vụ này, công ty liên kết sản xuất thêm 10 ha ở xã Thạch Môn. Để đảm bảo thành công, người sản xuất cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật mà cán bộ kỹ thuật công ty hướng dẫn. Theo đó, 1 sào ớt sẽ cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng”.

Sau Đức La, doanh nghiệp mở rộng liên kết trồng ớt sang Thạch MônĐể mô hình thành công, người sản xuất cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khoa học

“Để đảm bảo hợp tác lâu dài trên cơ sở mở rộng diện tích, doanh nghiệp sẽ hỗ trợ người dân trong suốt quá trình sản xuất và cam kết bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch. Chúng tôi luôn mong muốn người sản xuất thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết, trách nhiệm, “chung thủy” với doanh nghiệp, tránh trường hợp phá hợp đồng, bán sản phẩm cho thương lái bên ngoài, gây thiệt thòi cho đôi bên” – ông Nhạc nói thêm.

"Vụ đông năm 2017, xã Đức La sản xuất 2,5 ha ớt cay liên kết với Công ty Cổ phần Nông nghiệp và xuất nhập khẩu nông lâm sản Thanh Hóa tại thôn Đông Đoài. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của doanh nghiệp và người dân tuân thủ quy trình sản xuất nên vụ ớt 2017 đã thành công. Theo đó, 1 sào ớt cho năng suất từ 8 đến 10 tạ, giá trị bình quân khoảng 8 triệu đồng/sào.

Tiếp đà thắng lợi 2017, vụ đông năm 2018, địa phương mở rộng diện tích lên 10 ha tại tất cả các thôn. Hiện nay, người dân đang tích cực làm đất và xuống giống, đảm bảo khung lịch thời vụ".

Ông Nguyễn Xuân Linh - Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Đức La (Đức Thọ).
Theo Thu Phương – Phan Trâm/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 177

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 175


Hôm nayHôm nay : 66940

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1286648

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74333619