12:07 EST Thứ ba, 24/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sức sống mới từ nơi cát sỏi cũng nảy mầm

Thứ sáu - 26/01/2018 08:45
Nổi tiếng với những địa danh đẹp đến không tưởng trên khắp toàn cầu. Song chính cái địa hình bức tranh thủy mặc ấy với 85% là núi đồi hình bát úp hẹp và dốc, những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt ấy lại trở thành thách thức đối với công cuộc giảm nghèo của tỉnh Quảng Bình.

Khơi dậy khát vọng đổi đời

Tết này về xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa khi nắng Xuân bừng sáng, sưởi ấm những cánh rừng già, bỗng thấy thêm ấm lòng khi đồng bào Rục nơi đây đã biết trồng lúa nước, làm ra hạt gạo tự đảm bảo được một phần lương thực, đến nay đã gần chục mùa gặt. Hình ảnh những năm trước người Rục chỉ biết nhờ vào rừng già, sống bằng cách săn bắt, hái lượm ở trong hang đá giờ đã đi vào dĩ vãng. Cảnh thiếu ăn, phải tìm rau rừng, ăn củ sắn, hạt ngô, giờ cũng không còn. Nhiều gia đình người Rục đã có lúa gạo cất trữ trong nhà.

Cuộc sống người dân ở bản Ói, xã Thượng Hóa đang ngày thêm ấm no từ dòng vốn tín dụng Chính phủ. Như Trưởng bản, Trần Xuân Tư trước đây cuộc sống cũng rất khó khăn. Thế rồi, được sự động viên của các cán bộ địa phương, bộ đội cùng hướng dẫn tận tình của cán bộ NHCSXH huyện Minh Hóa, ông đã mạnh dạn vay vốn ưu đãi phát triển chăn nuôi và gieo trồng những cây keo đầu tiên trên mảnh đất này và đến Tết này có được cuộc sống đủ đầy, thu nhập mỗi năm tới 70 triệu đồng. Cũng như ông, ngoài trồng lúa nước, nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp bà con trồng thêm ngô, thêm sắn, keo lá tràm và thêm cả đàn lợn béo để bán, thu nhập của người dân mỗi năm dày thêm cùng độ rộng của vườn và độ cao của những thân keo tràm.

Sức sống mới từ nơi cát sỏi cũng nảy mầm - Ảnh 1

Nuôi bò sinh sản của gia đình CCB Lê Văn Soát, ở xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình)

 

Còn ở xã Sơn Hóa, huyện Tuyên Hóa, mọi người nhắc đến CCB Lê Văn Soát như một hình mẫu giảm nghèo bền vững. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ, sang chiến trường Lào, hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương, năm 1984 lập gia đình với hai bàn tay trắng. Các con lần lượt ra đời khiến cuộc sống gia đình thêm bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Vốn là một người bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, với những trăn trở quyết tâm vượt lên nghèo khó, ông quyết tâm phát triển chăn nuôi, trồng trọt để cải thiện cuộc sống. Vay 20 triệu đồng vốn hộ nghèo năm 2013, nhưng năm 2015 đã hoàn trả hết số tiền vay, cuộc sống khá giả hơn trước. Không chỉ dừng lại ở đó, gắn bó lâu năm với sản xuất nông nghiệp, ông hiểu những giá trị tiềm năng từ đồng đất mang lại. Suy nghĩ đó càng thôi thúc ông hơn nữa để giữa năm 2015 mạnh dạn vay tiếp 30 triệu đồng vốn hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn cộng với số vốn tích luỹ có được phát triển kinh tế trồng trọt kết hợp với chăn nuôi. Đến nay, gia đình ông đã có 25 con bò, ao cá rộng cùng 2ha rừng tràm và cả việc kinh doanh vật tư nông nghiệp, xay xát gạo, gặt lúa, mỗi năm mang lại lợi nhuận tới cả 100 triệu đồng. Từ khi còn là hộ nghèo, vợ chồng ông đã tạo dựng được cơ ngơi mà nhiều người mơ ước, nuôi dạy 5 người con ăn học nên người và giúp đỡ nhiều hội viên CCB khác có việc làm ổn định và cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Cùng giấc mơ đổi đời như gia đình như ông Soát, bà Đặng Thị Cầm ở thôn Lộc An, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy trong căn nhà mới đón Tết cùng cậu con trai cả giờ đã là bác sỹ và hai cô con gái đang học Đại học Y Dược Huế. Nhìn ba người con đang trưởng thành bà không khỏi bùi ngùi khi nhớ lại giai đoạn nhọc nhằn nuôi con các ăn học. Hai vợ chồng đều làm nông và chăn nuôi vài ba con lợn. Lo cho con trai vào trường đại học vốn đã nhọc nhằn, lại thêm hai cô con gái cũng lần lượt thi đậu vào Đại học Y Dược Huế. “Số tiền chi phí học tập lớn, vượt quá khả năng tài chính của gia đình, tôi phải vay mượn chạy vạy khắp nơi để nuôi các con ăn học. Nhiều lúc gia đình có ý định hướng cho các con vừa học, vừa làm để đỡ phần nào cho gia đình nhưng nghĩ lại để đảm bảo sức khỏe cho các con ăn học chúng tôi không đành vậy. Chính vì vậy, sự quan tâm của NHCSXH, Hội Phụ nữ xã và Tổ tiết kiệm vay vốn đã giúp chị vay 86 triệu đồng trang trải học phí. Con trai của chị nay đã học xong và trở thành bác sỹ như ước mơ của bản thân và gia đình.

Lan tỏa trong từng vi mạch đời sống

Những dòng vốn nhỏ của NHCSXH đang chảy trong từng vi mạch đời sống cùng với sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội với mạng lưới 2.331 Tổ tiết kiệm và vay vốn đang đem đến cho người dân có được cuộc sống no đủ.

Riêng năm 2017, doanh số cho vay của NHCS đạt 815 tỷ đồng, với trên 25 ngàn lượt khách hàng vay, bình quân cho vay 31,2 triệu đồng/khách hàng (năm 2016 doanh số cho vay bình quân 28,6 triệu đồng/khách hàng). Doanh số thu nợ đạt 635 tỷ đồng. Tổng dư nợ của NHCSXH tỉnh đạt 2.760 tỷ đồng với hơn 83 ngàn hộ vay, bình quân mỗi hộ có dư nợ là 33,2 triệu đồng; Cùng với việc mở rộng tín dụng, việc củng cố, nâng cao chất lượng được các tổ chức hội, đoàn thể đặc biệt chú trọng quan tâm thực hiện quyết liệt trong năm 2017. Nhờ đó, chất lượng tín dụng đã được duy trì ổn định và ngày càng nâng cao, để rồi nợ quá hạn và nợ khoanh hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ 0,20% tổng dư nợ. Những nỗ lực, cùng hệ thống chính trị đã góp phần giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự xã hội, bảo vệ biên giới lãnh thổ trong bối cảnh năm 2017, tình hình kinh tế - xã hội còn gặp khó khăn do hệ lụy từ sự cố môi trường biển, đợt lũ cuối năm 2016, ảnh hưởng của cơn bão số 10 trong năm2017 đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống của nhân dân.

Sức sống mới từ nơi cát sỏi cũng nảy mầm - Ảnh 2

Cán bộ tín dụng chính sách ở Quảng Bình tận tâm với từng hộ vay.

 

Theo kết quả cho thấy, vốn tín dụng chính sách được NHCSXH tỉnh Quảng Bình thực hiện đã góp phần giúp cho 7.703 hộ thoát ngưỡng nghèo, 73.158 hộ có đời sống cải thiện hơn trước, 44.530 hộ nghèo đã chuyển biến nhận thức, thu hút và tạo việc làm cho hơn 1.671 lao động, 4.396 lượt hộ nghèo, 5.515 lượt hộ cận nghèo, 1.949 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn; 1.769 lượt hộ gia đình được vay vốn để lo cho con đi học; 7.781 hộ gia đình được vay vốn để sửa chữa và xây mới công trình cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn, 796 hộ nghèo được hỗ trợ vốn để xây dựng nhà ở theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ, 151 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng tránh bão lụt,...

Năm 2018, riêng nguồn vốn huy động từ ngân sách tỉnh, sẽ đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của tỉnh, cuộc sống của người nghèo mỗi ngày thêm no đủ từ những sinh kế đầu tư bài bản, dài hạn.

Theo Nguyễn Tuấn Ngọc/baodansinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 234

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 230


Hôm nayHôm nay : 53558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1059618

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72742327