12:32 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Từ thương binh 3/4 đến “ông vua” thanh long ruột đỏ đất Trảng Bom

Thứ ba - 24/07/2018 03:56
Cây thanh long ruột đỏ mang về trên 3 tỷ đồng/năm cho cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc - "ông vua" thanh long ruột đỏ đất Trảng Bom, Đồng Nai.

Xuất ngũ trở về với sức khỏe giảm sút và hai bàn tay trắng, nhưng bằng bản lĩnh và ý chí của Bộ đội Cụ Hồ, cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc từng bước tìm tòi và thành công trên con đường phát triển kinh tế nông nghiệp, được mệnh danh là "ông vua thanh long ruột đỏ" ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Sinh ra trong một gia đình truyền thống cách mạng ở tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), ông Đoàn Trung Ngọc đi bộ đội từ năm 15 tuổi, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. Sau giải phóng ông lập gia đình rồi về huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai sinh sống, trên mình vẫn mang theo vết thương chiến tranh: ông là thương binh hạng 3/4.

 

Cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc được mệnh danh là “ông vua thanh long ruột đỏ” ở Đồng Nai.

Những năm đầu, thương binh Đoàn Trung Ngọc bắt tay vào làm kinh tế nông nghiệp với đầy rẫy những khó khăn. Mảnh đất vỏn vẹn 2 sào được ông dùng trồng đủ loại cây, từ dưa leo, đậu đũa đến cây công nghiệp như cà phê, tiêu… Ông cố gắng thử sức với nhiều loại cây trồng nhưng đều không thành công. Năng suất thấp, giá trị không cao nên hoa lợi từ mảnh đất chỉ giúp gia đình ông đủ sống qua ngày. Ông phải làm thêm nghề sửa máy nông nghiệp để trang trải cuộc sống gia đình.

Khó khăn chồng chất, suốt hàng chục năm trời, kinh tế gia đình ông không khá nổi. Bước ngoặt đến với thương binh Đoàn Trung Ngọc vào năm 2010 khi ông mạnh dạn trồng cây thanh long ruột đỏ.

Được sự hỗ trợ của địa phương, ông Ngọc là một trong 3 nông dân trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ ở đất Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Loại cây này ngay lập tức cho thấy phù hợp với thổ nhưỡng, năng suất tốt, giá trị cao… Nhờ vậy, kinh tế gia đình ông dần được cải thiện.

 

Vật lộn với cuộc sống, cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc chia sẻ, có những lúc quá nhiều khó khăn khiến ông muốn bỏ cuộc, nhưng ý chí của người lính không cho phép ông buông xuôi.

"Mình sống sót được về là rất may mắn. Mình phải cố gắng vươn lên, làm được cho bản thân mình, cho gia đình mình, xã hội để xứng đáng là bộ đội cụ Hồ. Nếu trong chiến tranh là một chiến sĩ thì thời bình mình là một nông dân, một trụ cột gia đình", ông Đoàn Trung Ngọc tâm sự.

Chỉ trong vòng vài năm, từ diện tích chỉ khoảng 5 sào (5.000 m2 đất), ông Ngọc đã mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ lên tới 8 héc-ta, năng suất đạt 15 – 20 tấn/ha trồng theo chuẩn Việt GAP. Với giá bán ổn định, trung bình khoảng 25.000 đồng/kg, (riêng loại 1 dành cho xuất khẩu có thể đạt trên 40.000 đồng/kg), mỗi năm cây thanh long ruột đỏ mang về cho ông Ngọc lợi nhuận trên 3 tỷ đồng. Ông Đoàn Trung Ngọc được mệnh danh là "ông vua" thanh long ruột đỏ đất Trảng Bom.

Không chỉ lo cho mình, ông Ngọc bằng uy tín của người lính Bộ đội Cụ Hồ đứng ra vận động các nông dân trong vùng cùng tham gia chuyển đổi mô hình kinh tế, thay thế những loại cây trồng kém hiệu quả bằng cây thanh long ruột đỏ. Năm 2012, ông cũng là người vận động, thành lập Tổ hợp tác Thanh long ruột đỏ huyện Trảng Bom với 16 thành viên, diện tích 20 ha. Đến nay, tổ hợp tác này đã có 22 thành viên, diện tích trên 75 ha.

Mô hình sản xuất của của cựu chiến binh Đoàn Trung Ngọc được chính quyền địa phương đánh giá cao trong phong trào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế tại địa phương.

Ông Trần Quốc Hơn, Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh, huyện Trảng Bom nhận xét: "Chính quyền xã ghi nhận sự đóng góp rất lớn của ông Đoàn Trung Ngọc là một cựu chiến binh, người đầu tiên xung phong áp dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, từ đó nhân rộng tới các hộ khác, mang lại kinh tế rất cao".

Hiện ông Đoàn Trung Ngọc cùng Hợp tác xã Thanh long ruột đỏ Trảng Bom đang tiếp tục có những cải tiến trong kỹ thuật canh tác, sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP và xa hơn là Global GAP, hướng đến mô hình phát triển bền vững, tìm thị trường xuất khẩu giá trị cao và ổn định.

Xuân Lượng/VOV-TPHCM
Nguồn: VOV.VN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 250

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 247


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 973695

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71201010