21:25 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp: Hình thành các mô hình đột phá

Thứ sáu - 11/05/2018 11:09
Nhằm hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch và hình thành nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình này đã tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh những năm qua.
Mô hình cam V2 Yên Thế

Mô hình cam V2 Yên Thế

Quy hoạch vùng sản xuất 

Là vùng chuyển tiếp giữa miền núi phía Bắc với châu thổ sông Hồng ở phía Nam, Bắc Giang có 275,7 nghìn ha đất nông nghiệp, chiếm 71,64% tổng diện tích tự nhiên và diện tích đất đỏ vàng chiếm 63,13%, rất thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả và kinh tế trang trại. Năm 2017, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tỉnh Bắc Giang đã quy hoạch, ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung như: Vùng cây ăn quả có tổng diện tích gần 50 nghìn ha; vùng trồng rau chế biến, rau an toàn lớn cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến nông sản; vùng chuyên canh thủy sản với hơn 11 nghìn ha, sản lượng hàng chục nghìn tấn/năm...

Những vùng đồi núi thấp như các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế có thể trồng nhiều cây ăn quả và cây công nghiệp như chanh, hồng, cam… và đặc biệt là vải thiều, sản phẩm chủ lực của tỉnh với diện tích trồng trên 32 nghìn ha, sản lượng ước đạt 130 - 150 nghìn tấn. Những vùng trung du, nhiều gò đồi như: Huyện Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang… tỉnh cũng đã quy hoạch trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thủy sản khác. Trong những năm qua, tỉnh đã xây dựng thương hiệu cho nhiều sản phẩm hàng hóa như: Chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn; nhãn hiệu chứng nhận gà đồi Yên Thế; nhãn hiệu tập thể vải sớm Phúc Hòa, lạc giống Tân Yên, gạo thơm Yên Dũng, gạo nếp Phì Điền, rau an toàn Song Mai… Những sản phẩm này đang được cơ quan quản lý tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ và ngày càng được nhiều thực khách biết đến, đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân. 

Cùng với sự hợp tác của các cơ quan, ban, ngành trên toàn tỉnh trong công tác xây dựng và phát triển nông nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được áp dụng khoa học kỹ thuật và tăng cường cơ giới hóa vào sản xuất, chất lượng và giá trị nông sản không ngừng được nâng cao. Sở NN&PTNT cũng đã chỉ đạo tập trung nâng cao sức cạnh tranh của 8 nhóm hàng hóa đặc sản: Vải thiều, lúa chất lượng, rau quả an toàn, cây lạc, thủy sản, gà đồi, lợn, trồng rừng thâm canh… theo các tiêu chuẩn có sức cạnh tranh tại thị trường trong và ngoài nước. Đến nay, Sở NN&PTNT đã cấp 15 mã vùng cho 158ha vải thiều để đảm bảo khoảng 1.000 tấn xuất khẩu sang Mỹ, Úc và các nước EU.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình này đã tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái, việc ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp là nội dung mới, vốn đầu tư cao nên đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt. Vấn đề quan trọng nhất là phải thay đổi được phương thức tổ chức sản xuất; cần thành lập hợp tác xã (HTX), hình thành quy trình sản xuất chung để có sản phẩm đồng đều, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm... Hiện đã xây dựng được nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như trồng rau, nấm trong nhà lưới, nhà màng với diện tích 41.178 m2; các mô hình tưới tiết kiệm, mô hình rau thủy canh, mô hình tưới nhỏ giọt cho chè, mô hình phun mưa tự động; các mô hình nuôi lợn sạch, lợn hữu cơ với chuồng kín, hiện đại... Riêng về nấm, toàn tỉnh có 30 mô hình sản xuất với khoảng 500 hộ tham gia, sản lượng nấm tươi hàng năm đạt khoảng 2.000 tấn, doanh thu khoảng 25 - 30 tỷ đồng/năm.

Mô hình chăn nuôi gà mía lai tại Yên Thế

Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng các mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ như: Lúa Nhật trên địa bàn huyện Lạng Giang bằng giống Nihonmai, hiệu quả kinh tế tăng 30 - 35% so với trồng giống lúa thường ở địa phương; phát triển nguồn gen giống lạc đỏ Bắc Giang nhằm chọn lọc giữ được những đặc tính tốt của giống; ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong trồng các giống hoa đào mới tại thành phố Bắc Giang… Đặc biệt, tỉnh đẩy nhanh ứng dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi… góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất từ 15 - 20% giá trị; nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Ngoài ra, tỉnh cũng đã kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu sản xuất giống, trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, các vùng rau sạch, rau an toàn, trồng hoa, trồng nấm, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao… triển khai nhiều mô hình, đề tài, dự án chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn hàng năm cho nông dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

Nhằm tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tỉnh đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa thơm tại huyện Yên Dũng, Hiệp Hòa, Việt Yên và các loại rau chế biến, an toàn; tạo các vùng nguyên liệu quy mô lớn phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu: Vùng sản xuất vải thiều ở Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên; vùng sản xuất cam đường tại Lục Ngạn, Hiệp Hòa; vùng sản xuất nấm tại Lạng Giang, vùng sản xuất lạc giống ở Tân Yên; vùng sản xuất rau cần ở Hiệp Hòa; vùng sản xuất rau chế biến tại Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang, Hiệp Hòa; vùng sản xuất chè tại Yên Thế… 

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực mới, không chỉ đầu tư nguồn vốn vào thực hiện mà còn phải thay đổi tư duy sản xuất truyền thống sang phương thức sản xuất mới. Trong những năm qua, các mô hình sản xuất này đã và đang ngày càng được nhân rộng với những tín hiệu khả quan, mang lại nhiều khởi sắc cho người nông dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 149


Hôm nayHôm nay : 53782

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1127200

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72809909