21:51 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » MH Sản xuất, MH theo Tiêu chí » MH Sản xuất - Kinh doanh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vùng dứa nguyên liệu mang thu nhập 'khủng' cho người dân

Thứ hai - 25/09/2017 09:29
Với diện tích trên 16.000 ha, thời gian qua, nhờ chuyên canh cây dứa (khóm) nguyên liệu tại huyện Tân Phước, Tiền Giang (trong vùng Đồng Tháp Mười) mà nhiều nông dân đã thu được lãi "khủng"
Điển hình như ông Nguyễn Thành Hiển, ngụ xã Phú Mỹ, nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh theo khoa học mà 3 ha dứa của ông đạt năng suất bình quân 60 tấn/ha/năm. Ông cho biết, với năng suất như thế, sau khi trừ chi phí, gia đình ông thu về lợi nhuận 360 triệu đồng/năm
 
Ông Ngô Văn Biền, ngụ xã Tân Lập 2 cũng cho hay, gia đình ông có 4 ha đất trồng dứa, mỗi năm đạt sản lượng khoảng 80 tấn trái, thu lãi gần nửa tỉ đồng/năm
 
Người dân thu hoạch dứa (khóm). Ảnh: VOV
Người dân thu hoạch dứa (khóm). Ảnh: VOV
Theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước, từ khi địa phương xác định dứa là cây trồng chủ lực của vùng đất mới thì việc hình thành vùng chuyên canh, áp dụng đồng bộ các biện pháp thâm canh khoa học, tổ chức sản xuất theo hướng GAP... đang mở ra hướng đi phù hợp. Điều này đã tạo điều kiện cho cây dứa phát huy vai trò tích cực trong việc giảm nghèo nông thôn, giúp bà con vươn lên làm giàu.
 
Trước đó, để phát huy tiềm năng đất đai, lao động, góp phần giảm nghèo nông thôn, Tiền Giang đã xây dựng được vùng dứa (khóm) nguyên liệu tại huyện Tân Phước trong vùng Đồng Tháp Mười lên trên 16.000 ha. Mục đích nhằm phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Trong đó, có trên 10.000 ha cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt gần 20 tấn/ha. 
 
Từ đầu năm 2017 đến nay, toàn vùng đạt sản lượng thu hoạch trên 201.000 tấn quả.
 
"Cây dứa là cây trồng đặc hữu của vùng Đồng Tháp Mười, thích hợp thổ nhưỡng đất nhiễm phèn, dễ trồng, chăm sóc và cho năng suất, sản lượng cao, đầu ra thuận lợi. Để hỗ trợ nông dân vùng chuyên canh, tỉnh đã kiện toàn cơ sở vật chất hạ tầng, như: giao thông, kênh mương thủy lợi, mạng lưới đê bao ngăn lũ bảo vệ cây trồng và các công trình phụ trợ khác. Nhờ vậy, gần 100% diện tích dứa được bảo vệ và phòng, chống thiên tai gây hại", ông Bườn cho biết thêm
 
Hiện nay, ngoài những việc làm trên thì cán bộ khuyến nông còn tăng cường chuyển giao kỹ thuật thâm canh để tránh thời điểm chính vụ thu hoạch rộ sẽ mất giá. Thường thì vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm, nông dân sẽ xử lý cho dứa ra hoa để thu hoạch vào các tháng cuối năm và bán được giá cao.
 
C. Vân/nongthonviet.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 318


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004263

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71231578