Chị Lê Bảo Hiên, thôn Gia Lạc, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã biến những ruộng hoang cỏ mọc um tùm thành vườn trồng hoa hồng ngoại rộng tới 30 sào. Điểm đặc biệt, 9x Thái Bình trồng 20.000 gốc hoa hồng ngoại các loại không phải để bán cây mà chỉ để "nấu" nước hoa hồng-nguyên liệu để làm nước hoa.
Bám theo chiếc xe Win - 100 vội vã trên con đường dài hơn 17 km từ trang trại bạt ngàn cây, con đến vùng sản xuất lúa 50 ha, chúng tôi thầm cảm phục sự chịu khó, dám làm của ông chủ 8X - Lê Văn Hoa - phường Kỳ Thịnh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh).
Tuân thủ nguyên tắc “6 không” với 317 chỉ tiêu đạt chuẩn khi test SGS ở nước ngoài, vườn rau xanh rộng hơn 4.000m2 của giảng viên Đại học Kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thị Quỳnh Viên đã trở thành một mô hình hữu cơ tiêu biểu, có thể chuyển giao công nghệ và nhân rộng cho các hộ nông dân nhỏ lẻ.
Thời gian qua, TP Đà Nẵng đã mạnh dạn áp dụng thí điểm mô hình trồng rau sạch công nghệ cao tại các xã Hòa Phú và Hòa Ninh, huyện Hòa Vang và đã tạo nguồn thực phẩm sạch dồi dào, góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.
Ông Hà Văn Thành, xóm Lãi, xã Tây Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình) đã dám nghĩ, dám làm và là người tiên phong đưa giống chim cút về nuôi tại địa phương. Với chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi và dễ tiêu thụ sản phẩm, đây được xem là mô hình chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ gia đình.
Ông Phạm Văn Hiếu, Chủ tịch MTTQVN xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, Bến Tre hào hứng kể về nữ doanh nhân – nông dân tiêu biểu nhất của địa phương đã được UBND tỉnh công nhận danh hiệu Nông Dân Sản Xuất Giỏi năm 2017: “Mấy anh tới ấp Bình Tây, hỏi trang trại khổng lồ hoa treo, kiểng lá của bà Nga thì ai cũng biết. Bà Nga khấm khá nhưng bình dân và thương người lắm”.
Vừa kết thúc chuyến du lịch ít ngày, anh Nguyễn Đức Huy vào kiểm tra vườn rau của gia đình. “Mọi thứ vẫn bình thường dù không có người chăm sóc, phun tưới”, anh Huy chia sẻ. Bắt đầu ý tưởng chăm sóc rau bằng hệ thống điều khiển “thông minh” từ hơn 4 năm trước, anh Huy nghiên cứu, rồi lập trình, thử nghiệm qua nhiều ứng dụng khác nhau, đến nay đã cho ra đời bộ điều khiển tối ưu hóa việc chăm sóc vườn rau.
Chuyên trồng các loại nông sản sạch từ khổ qua, cải, đậu phụng... vài năm gần đây ông Trần Hoạch (thôn Đông Thạnh Tây, xã Tam Hòa, Núi Thành) gặt hái thêm nhiều thành công nhờ mô hình trồng bí xanh không sử dụng hóa chất hay loại thuốc trừ sâu nào.
Kéo ống nhựa nối với mô-tơ giếng khoan, đôi tay bà Hường đung đưa nhịp nhàng trên những luống rau. Trong ánh sáng xiên buổi chiều, chùm tia nước phun cầu vồng như một màn tơ thả xuống những phím đàn xanh. Bức tranh tuyệt đẹp ở làng rau Ngọc Lãng (xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) bên sông Ba đang níu chân nhiều du khách.
Trong những năm qua, nghề trồng cam sành đã giúp nhiều hộ dân ở H.Trà Ôn (Vĩnh Long) phát triển kinh tế gia đình, một số hộ vươn lên thành tỉ phú.
Từ một nông dân trồng rau, hoa bình thường, anh Nguyễn Thanh Trúc (42 tuổi, ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã chuyển hướng sang mô hình trồng dâu tây treo trên giàn khác lạ, cho năng suất cao và mang lại thu nhập hàng tỷ đồng/năm.
Những ngày ở Nhật Bản, các siêu nông dân Việt Nam đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, từ ngỡ ngàng này sang ngỡ ngàng khác khi được tận mắt chứng kiến những cách làm nông quá đỗi thông minh của các lão nông ở xứ sở Hoa Anh Đào này.
Chồng đang là trưởng phòng sản xuất của Tập đoàn Samsung với mức lương khoảng 2.000 USD/tháng, vợ làm ở một công ty chuyên về tư vấn thiết kế xây dựng cũng có mức thu nhập cao, vậy mà đùng một cái cả hai bỏ việc trở về quê làm nông nghiệp sạch.
Một phụ nữ thế hệ 8X ở xã miền núi Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác, biến vùng đất khô cằn thành trang trại cho thu nhập cao mỗi mùa vụ.
Xa người thân và bạn bè, sống giữa lưng chừng đèo Khau Phạ, huyện Mù Cang Chải cách mực nước biển hàng nghìn mét, chàng trai 9x Nguyễn Như Quỳnh (SN 1990) thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ nghề nuôi cá quý tộc-cá hồi.
Ông Lò Văn Bóng, dân tộc Thái ở bản Phiêng Luông 1, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu từ một gia đình nông dân nghèo đã vươn lên làm kinh tế và bước đầu thành công với mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả.
Luân canh trồng lúa kết hợp với nuôi tôm theo mô hình 1 vụ lúa vào mùa mưa và 1 vụ tôm vào mùa khô hạn là cách làm đầy sáng tạo.
“Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng với tâm huyết và quyết tâm của mình, bác Hồ Sỹ Thiên đã mở lối đi riêng cho người dân xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà phát triển các mô hình kinh tế ngay trên ruộng vườn quê hương.
Trồng dưa lưới công nghệ cao trong nhà màng ở Hà Tĩnh không những mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, mà còn cung cấp những sản phẩm sạch, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.