- Bắt đầu từ vụ xuân 2020, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) triển khai thí điểm phá bỏ bờ thửa không cần thiết, hình thành các vùng canh tác tập trung liền vùng, liền thửa có diện tích tối đa. Chủ trương này đang nhận được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của bà con nông dân.
Mồ côi cha mẹ từ nhỏ nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, anh Ngô Đình Trọng (SN 1993) ở thôn Đông Nam (Thạch Bình - TP Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư hơn nửa tỷ đồng xây dựng mô hình trồng nấm, hứa hẹn cho thu nhập cao.
Với ưu điểm trái giòn ngon, thơm ngọt, có nhiều công dụng đối với sức khỏe, ổi lê Đài Loan được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng. Nắm bắt nhu cầu thị trường, các nhà vườn trồng ổi ở Nam Hương (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đã chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng phục vụ Tết.
Không còn tình trạng chỉ trông chờ vào canh tác nông nghiệp truyền thống, thời gian qua, nhờ được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật và tay nghề, nhiều nông dân ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tự tin làm chủ cuộc sống trên chính quê hương mình.
Nhằm đáp ứng nguồn rau, củ, quả sạch, an toàn phục vụ thị trường Tết Nguyên đán năm nay, thời gian này, bà con nông dân xã Thạch Liên (Thạch Hà - Hà Tĩnh) đang tích cực ra đồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đúng quy trình kỹ thuật, hy vọng một vụ mùa bội thu.
Trong điều kiện giá thịt lợn tăng cao do ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) - với đàn trâu bò thịt chất lượng cao khá lớn đang có cơ hội nâng cao thu nhập
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm tại chỗ” ở xã Thạch Hải nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản, nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi tại địa bàn.
Trang trại tổng hợp của anh Nguyễn Hữu Thái tại thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh là địa chỉ cung cấp cây giống và các loại hoa quả như cam chanh, cam bù, bưởi Phúc Trạch, hồng vuông, bưởi Thái… được nhiều người trên địa bàn tỉnh tin dùng.
Trang trại tổng hợp của anh Nguyễn Hữu Thái tại thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là địa chỉ cung cấp cây giống và các loại hoa quả như cam chanh, cam bù, bưởi Phúc Trạch, hồng vuông, bưởi Thái… được nhiều người trên địa bàn Hà Tĩnh tin dùng và tìm đến.
Nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản, nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm tại chỗ” ở xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà. Mô hình bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định.
Sau một thời gian tìm tòi, thấy chi phí đầu tư thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, thân thiện với môi trường, anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã quyết định xây dựng mô hình nuôi dế thương phẩm.
Tại Hợp tác xã An Tâm Farm (thôn Trường Lam, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), rau xanh được trồng trong nhà màng. Xuất phát từ nhu cầu rau an toàn, rau sạch của thị trường, mô hình trồng rau của anh Võ Thành Tâm đã áp dụng thành công phương pháp trồng rau thủy canh hồi lưu, trồng rau tưới nhỏ giọt công nghệ Israel mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tập trung cao cho việc phát triển kinh tế vườn, toàn huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã xây dựng được 1.624 vườn mẫu, trong đó có 633 vườn mẫu đạt chuẩn.
Thời điểm này, nông dân xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa chuột vụ đông. Dù thời tiết năm nay không thuận lợi nhưng dưa chuột vẫn đạt năng suất khá, giá bán ổn định nên người trồng dưa có thu nhập cao.
Sau một năm vất vả chăm sóc, những ngày này, người làm vườn ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) phấn khởi vì các vườn cam đã bắt đầu cho thu hoạch vụ mới. Dự kiến, năm nay, “vựa” cam này sẽ cho 14.500 tấn, mang về nguồn thu khoảng 363 tỷ đồng.
Chim yến là loài chim quý hiếm, tổ của nó là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng, được coi như “vàng trắng”. Loài chim này vốn chỉ có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc những hang, động ven biển. Thế nhưng, tại Hà Tĩnh đã dụ thành công hàng nghìn con chim yến về sinh sống.
Phát triển rau - củ - quả hàng hóa vụ đông ngay từ các vườn mẫu, vườn hộ và nhà lưới là hướng đi đang được huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tập trung triển khai trong bối cảnh sản xuất ở các vùng tập trung gặp nhiều khó khăn.
Hà Tĩnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn; trong đó, nuôi trồng thủy sản nước ngọt có diện tích trên 5000 ha, chiếm 64% diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh nhưng đối tượng nuôi chủ yếu vẫn xoay quanh các đối tượng nuôi truyền thống nên thị trường tiêu thụ rất khó khăn, hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Những năm gần đây, một số hộ dân đã mạnh dạn tìm hiểu và đưa các đôi tượng mới vào nuôi với mong muốn nâng cao thu nhập và dần thay thế các đối tượng nuôi truyền thống. Trong đó, mô hình nuôi tôm càng xanh của anh Lê Văn Đại (xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà) được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày này, tại nhiều địa phương ở Hà Tĩnh, bà con nông dân đã bắt tay vào sản xuất cây vụ đông 2019. Năm nay, ở đầu vụ thời tiết khá thuận lợi nên bà con nông dân đang tranh thủ làm đất geo trồng cây vụ đông nhất là rau, củ quả càng sớm càng nhanh thì rau củ bán được càng nhiều và được giá cao.
Bỏ ngang công việc lương gần cả chục triệu đồng, Trần Thanh Nhàn (SN 1987, ở xã Kỳ Hợp, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) quyết định về quê mở trang trại nuôi gà. Anh được bà con nơi đây thân mật gọi tên “Nhàn gà”.