Đang làm nghề hàn xì tại Bà Rịa - Vũng Tàu với mức lương bình quân 8-10 triệu/tháng nhưng luôn trăn trở phải làm giàu ngay trên quê hương mình, năm 2012, anh Phạm Văn Nhu đã quyết định trở về ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp để sinh sống bằng nghề chăn nuôi dê và trồng tiêu.
Thảo quả là một cây thuộc họ gừng, trông na ná như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Thảo quả có thể cao tới 2-3m, đường kính thân có thể tới 4cm. Quả của nó mọc ra ở gốc thành từng chùm màu đỏ mận chín.
Phần lớn Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017 đều là những tỷ phú nông dân làm giàu từ sản xuất kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.
2.000m2 rau trồng theo phương pháp hữu cơ tại trang trại 8 Khỏe (TP HCM) đạt doanh thu 350 triệu đồng mỗi tháng.
Khi ông Lê Văn Bon (TP Cần Thơ) khởi nghiệm với nghề thủy sản, ông Bon nhiều lần thất bại, mang nợ. Nhưng từ khi bén duyên với con cá thác lát, cá sặc rằn ông có thu nhập hơn nữa tỷ đồng/năm. Điều đáng nói, ông Bon nuôi hai loại cá này trong cùng một ao.
Được thành lập từ tháng 9/2016, hoạt động theo Luật HTX 2012, HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Vĩnh Tiên có trụ sở tại thôn Khôi Vĩ Thượng, xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã dần khẳng định được hướng đi đúng đắn khi hoạt động theo mô hình kiểu mới và đi đầu trong việc thực hiện chuỗi khép kín từ liên kết sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Nhận thấy cây rau má dễ trồng lại ổn định đầu ra, một hộ dân ở Quảng Nam đã mạnh dạn đầu tư, trồng và thu tiền tỉ mỗi năm.
Từ một nông dân nghèo, không đủ ăn, nhờ tích cực học hỏi, thực hành những kỹ thuật mới, giảm rủi ro trong sản xuất nông nghiệp mà ông Hà Tấn Tâm (53 tuổi, tức Hai Việt, ngụ phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ) đã trở thành tỷ phú miệt vườn, được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương.
Từ năm 2010 đến nay, đàn lợn của gia đình anh luôn duy trì tổng đàn hơn 400 con, cho ăn thức ăn chủ yếu là đậu tương, cám gạo, ngô, cá khô và bỗng rượu...
Từ 20 công đất phèn, trũng trồng lúa cho thu nhập thấp, ông Nguyễn Văn Đạt ở ấp Hòa Long A, xã An Ninh (Châu Thành) đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng cây cam sành. Nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật, vườn cam sành nhà ông Đạt cho thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm.
Với mục đích giúp nông dân sản xuất tập trung, hỗ trợ tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là tạo ra sản phẩm rau an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, Tổ hội nghề nghiệp trồng rau an toàn ấp Đại Ân (xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) đã được thành lập, bước đầu giúp nông dân có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho hội viên.
Kỳ vọng gây dựng một cơ sở trồng nấm quy mô công nghiệp, hơn một năm trước, chị Dương Thị Thu Huệ, xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức đã tiếp cận với mô hình trồng nấm ứng dụng công nghệ cao.
Với diện tích trên 16.000 ha, thời gian qua, nhờ chuyên canh cây dứa (khóm) nguyên liệu tại huyện Tân Phước, Tiền Giang (trong vùng Đồng Tháp Mười) mà nhiều nông dân đã thu được lãi "khủng"
Từ tay trắng, ông Hồ Văn Kiệt gây dựng được vườn bưởi da xanh 300 gốc, mỗi năm thu một tỷ đồng.
Mạnh dạn vay 170 triệu đồng, ông Đoàn Văn Vĩnh (Vũng Tàu) thu về nửa tỷ mỗi năm nhờ trồng rau VietGap.
Trồng nấm rơm là một mô hình phổ biến rộng rãi ở các tỉnh miền Tây, nơi phát triển mạnh nhất là huyện Lai Vung (Đồng Tháp).
Ngoài các loại thức ăn chính là lúa, bắp và cám tổng hợp, ông Báu còn cho gà ăn thêm các loại thức ăn khác như cỏ, côn trùng…
Chia sẻ tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Lợi Đức ở xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) khoe: “Doanh thu gia đình hàng năm đạt trên 15 tỷ đồng. Riêng năm 2016, doanh thu đạt trên 25 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí thì lợi nhuận đạt trên 15 tỷ đồng”.
Thấm thoát đã gần 8 năm trôi qua, kể từ khi Võ Văn Thắng tái hòa nhập cộng đồng, tài sản mà ông hiện có từ hai bàn tay trắng là 4 ha đất lâm nghiệp trồng cây keo cùng nhiều diện tích trồng cây ăn quả khác như cam, mít, bưởi…
Làng trầu Vị Thủy đã có trên 100 năm được xem là “Vương quốc trầu lá” với trên 150 hộ trồng, người ít nhất khoảng 1 công (1.000m2 với khoảng 1.000 nọc), hộ trồng nhiều nhất thì có cả 10 công (10.000 nọc). Người trồng trầu ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) không chỉ có tiền tiêu quanh năm mà khiến cả làng, cả xã đẹp như bức tranh nên thơ, trữ tình...