Rau hữu cơ Lương Sơn, thịt lợn hữu cơ Sóc Sơn và bò sữa hữu cơ Trác Văn là ba mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ điển hình được bà con ở một số tỉnh miền Bắc triển khai, góp phần mang đến nguồn sản phẩm sạch, an toàn cho người dùng.
Đầu tư gần 2 tỷ đồng cho 6 sào (1 sào = 1000m2) nhà lưới để trồng dưa lưới, mỗi năm thu 4 vụ, mỗi vụ cho lãi 50 triệu đồng/sào (200 triệu đồng/sào/năm). Đó là hướng đi mới của nông dân Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tổ 2, ấp Phú Thành, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Hiện nay, mô hình này được coi là mô hình hiện đại, theo hướng công nghệ cao duy nhất tại thị xã Bình Long.
Với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng, hiện tại, khu vườn của nghệ nhân Nguyễn Phước Lộc đã sưu tầm trên 1.500 cây bonsai, hơn 1.000 cây kiểng cổ, trong đó, có hơn 10 cây có tuổi đời trên 100 năm tuổi.
Nhanh nhạy, chịu khó, trăn trở trong tư duy, ở những làng quê trên địa bàn huyện Đô Lương ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế năng động, góp phần thay đổi diện mạo làng quê trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Nông dân xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp đã sáng tạo trong việc trồng dưa xen cam trên cùng một diện tích canh tác mang lại hiệu quả kinh tế cao và “lấy ngắn nuôi dài”.
Về cánh đồng thôn Cộng Hòa, xã Đông Quang (Đông Hưng) mùa này, điều làm cho chúng tôi ấn tượng là những luống rau mùi tàu xanh tốt đang đến kỳ thu hoạch. Đây là loại rau gia vị đã giúp nhiều hộ nông dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Tận dụng mặt nước trên sông, hồ đập để phát triển nghề nuôi cá lồng, đang là hướng đi được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện miền núi Anh Sơn áp dụng.
Không chỉ góp phần đưa đặc sản của vùng đất Hà Tĩnh vươn xa ra thị trường, anh Nguyễn Văn Phong còn mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình với số tiền lãi gần 300 triệu đồng mỗi năm nhờ sản xuất kẹo cu đơ.
Thanh Chương vốn nổi tiếng với giống gà ri bản địa, tuy nhiên do giá bán không ổn định nên anh Bùi Sỹ Văn ở khối 10, thị trấn đã đầu tư nuôi gà Đông Tảo, cho thu nhập cao.
Nhờ mô hình cộng sinh thả bèo, nuôi gà, trồng keo mà nhiều năm nay trang trại của lão nông Nguyễn Chừ (70 tuổi, ở thôn Thọ Trung, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) đem lại lợi nhuận cao. Mỗi năm, ông Chừ bỏ túi hơn nửa tỷ đồng.
Không ngại khó, dám nghĩ, dám làm cùng với đức tính cần cù, ham học hỏi là những gì mà người dân thôn Định An (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng) nói về quyết tâm vượt khó làm giàu của chàng trai trẻ Từ Hữu Chương (sinh năm 1987).
Từ một nông dân nghèo khó, ít học, ông Đoàn Văn Thi (ngụ Trường Xuân A, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) vươn lên làm giàu, sở hữu 6 ha đất trồng lúa và còn bao tiêu gần 50 ha lúa cho bà con trong vùng.
Nằm giữa “thung lũng” hươu sao nhưng 7 hộ dân ở thôn Bảo Thượng, xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) không phát triển đối tượng nuôi này mà hình thành tổ hợp tác để chăn nuôi bò.
Có lẽ vài năm trở lại đây, thuật ngữ “nông sản hữu cơ” mới được nhiều người biết và nhắc đến thường xuyên. Thế nhưng từ rất lâu, ở xóm Khuôn II, xã Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên) có một người đã gắn bó với việc sản xuất, truyền dạy cách làm nông sản hữu cơ. Nhân vật mà chúng tôi muốn nhắc đến trong bài viết này chính là Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Nguyễn Văn Đoàn, người duy nhất trên địa bàn tỉnh được nhận danh hiệu này tính đến thời điểm hiện tại.
Người không quản ngại gian khó, tiên phong chuyển đổi đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cam cho giá trị kinh tế cao là ông Trần Văn Bình (SN 1953) ở thôn Báo Đáp, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.
Sáng 27.3, trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Lào Cai, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH TƯ Hội NDVN Lại Xuân Môn đã đến thăm 3 nông dân điển hình làm kinh tế giỏi ở thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng.
Làm giàu không khó nếu nắm chắc trong tay những bí quyết và kinh nghiệm. Nhiều người nông dân đã thành công trong việc cải tạo và canh tác đất phèn.
Thổ nhưỡng Lạng Sơn xưa nay vẫn được coi là không phù hợp để trồng nho. Vậy mà những vườn nho giống cự phong và tảo hồng có giá bán ngay tại vườn là 110.000 đồng/kg đã được trồng thành công ở xứ Lạng, hứa hẹn đem lại tiền tỷ mỗi năm cho các hộ gia đình.